Triết học Sàmkhya

Sàmkhya là số, đếm (Trung Quốc dịch là số luận). Ý nghĩa của thuật ngữ này không rõ và nguồn gốc của triết học này cũng bí ẩn. Truyền thuyết cho rằng người sáng lập triết học này là Kapila

Quảng cáo

Sàmkhya là số, đếm (Trung Quốc dịch là số luận). Ý nghĩa của thuật ngữ này không rõ và nguồn gốc của triết học này cũng bí ẩn. Truyền thuyết cho rằng người sáng lập triết học này là Kapila, nhưng ta chỉ có những huyền thoại mâu thuẫn nhau về nhân vật này. Chúng ta cũng không biết gì hơn về những người đặt cơ sở cho triết học Sàmkhya như Àsuri, Pañcásikha, Vodhu, Sananka, Sanada. Nhưng rõ ràng tư tưởng Sàmkhva có nguồn gốc rất cổ và ảnh hưởng của nó rất lớn.

Sử thi Mahabharata, tập y học Caraka - Samhita, bộ luật Manu- Smiriti và thần thoại Purana, cứ chỗ nào bàn đến đề tài triết học là chỗ đó lộ ra tư tưởng Sàmkhya. Nhưng chúng ta không biết gì về giai đoạn đầu của triết học này. Có ý kiến cho rằng có một luận văn cổ tên là Sastitantra nhưng đến nay đã mất. Đến nay chúng ta chỉ còn hai tập trình bày quan điểm Sàmkhya, đó là Sàmkhya - Sùtra, được coi là của Kapila, và Sàinkhya - Kàrikà, được coi là của I'svarakri'sna. Nói chung, nhiều học giả cho rằng Sàmkhya đã nảy sinh trong thời kỳ trước Phật giáo.

Những người Sàmkhva gạt bỏ Bràhman, tinh thần vũ trụ, và phủ nhận sự tồn tại của thần. Họ đưa ra học thuyết Satkarya - vàda tức học thuyết tồn tại của kết quả trong nguyên nhân trước khi nó xuất hiện và học thuyết Parinàma- vàda tức học thuyết về sự chuyển hóa thực tế của nguyên nhân trong kết quả. Trong nguyên nhân đã chứa cái gì nằm trong kết quả; trồng 'Sali đitợc 'Sali, trồng Vrihi được

Vrihi. Như vậy từ tính chất của kết quả, tìm được chìa khoa để đi vào tính chất của nguyên nhân.

Nếu thế giới là vật chất thì nguyên nhân của nó cũng phải là vật chất. Theo những người Sàmkhya, Pràkrinti hay Padhana là vật chất đầu tiên, nó không phải là vật chất ở dạng thô hay rõ ràng có thể nhận thức được, mà là vật chất ở dạng tinh tế, tiềm ẩn, không thể cảm giác được trực tiếp nhưng không biểu hiện (avyakta): khồng hình, không khu biệt, không giới hạn.

Bất kỳ vật thể nào của thế giới vật chất cũng là thể thống nhất không ổn định gồm 3 yếu tố (guna):

  1. Satta: Nhẹ, sáng, tươi vui.
  2. Rajai: Động, kích thích.
  3. Tamas: Nặng, khó khăn.

Ở vật chất đầu tiên, Sattva, là trí tuệ, trí năng (Intelect) tiềm ẩn, Rajas là năng lượng, Tamas là khối lượng, quán tính. Nếu Pràkriti ở trạng thái Avyakta thì nó cân bằng ổn định. Sự phá hoại thăng bằng là điểm xuất phát của tiến hóa thế giới từ Avyakta. Vật chất là vĩnh hằng nhưng không đứng yên, biến đi không ngừng từ dạng này sang dạng khác. Như vậy từ rất sơm, đã hình thành rõ ràng tư tưởng vật chất vận động không ngừng. ‘Sàmkàra, nhà triết học Vedànta đã gọi học thuyết của Sàmkhya là acetanakàrana-vàda (học thuyết vật chất, phi ý thức, là nguyên nhân đầu tiên).

Nhưng Sàmkhya hậu kỳ, nhất là Sàmkhya-Kàrik à, đã thừa nhận Puru’sa là linh hồn bên cạnh Prakrti. Những người Sàmkhya hậu kỳ đã đề cao Puru’sa là sản phẩm của Prakrti chứ không phải là song song tồn tại như ý kiến của những người Sàmkhya hậu kỳ Trong khi đó, tác giả Sàmkhya-Kàrikà lại ví dụ Puru’sa với prakrti như người què và người mù.

Như vậy Sàmkhyn sơ kỳ là duy vật. Chính vì thế mà phái Vedànta coi Sàmkhya là kẻ đối lập nguy hiểm. Sự đối lập giữa Sàmkhya và Vedànta có thể biểu hiện bằảng sơ đồ sau đây.

Loigiaihay.com

 

  • Yoga

    Kinh điển cơ bản của phái Yoga là Yoga - Sùtra, được coi là của Pâtanjali. Pâtanjali la tên của nhà ngữ pháp nổi tiếng ở thế kỷ thứ II tr. CN, tác giả Mahabhàsya, tức tập chú giải cho ngữ pháp của Pànini.

  • Triết học Nyàya - Vai\'sesika

    Hệ thống Nyàya và hệ thống Vaisesika từ buổi đầu đã gắn liền với nhau, và qua thời gian, thực sự hòa làm một. Vì vậy có thể gọi chung là Nyàya - Vai sesika

  • Triết học Vedànta

    Một hệ thống triết học lớn khác nảy sinh, coi như kế tục Veda, là Vedànta. Vedànta nghĩa là "kết thúc Veda" (Trung Quốc dịch là Viên thành Vệ - đà) với ý nghĩa phát huy tư tưởng Upanisd

  • Triết học Mimànsà

    Mimànsà được gọi là Pùrva Mimànsã. Kinh điển đầu tiên của hệ thống Mimànsà là Mimànsà - sùtra, gồm 2500 châm ngôn, được coi là của Jaimina. Nhưng khó mà xác định niên đại của Mimànsà - sùtra.

Quảng cáo
close