BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LÍ - Lớp 11
A.1 Điện tích - Định luật Culông
A.2 Thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích
A.3 Bài tập định luật Culông (Phần 1)
A.4 Bài tập định luật Culông (Phần 2)
A.5 Điện trường
A.7 Công của lực điện - Hiệu điện thế
A.8 Bài tập Công của lực điện - Hiệu điện thế
A.9 Tụ điện
A.10 Bài tập về tụ điện
Chương 1: Điện tích. Điện trường
Đây là chương rất quan trọng trong chương trình Vật lí 11, chương này sẽ xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia. Chương này giúp học sinh giải quyết được các vấn đề về xác định lực tương tác tĩnh điện (Lực Cu – lông), tổng hợp lực từ các điện tích điểm, sử dụng định luật bảo toàn điện tích để xác định điểm có tổng hợp bằng 0, xác định được cường độ điện trường do một hệ gấy ra, tính công của lực điện trường, tính điện thế và hiệu điện thế của một điện tích điểm.
Sai lầm trong chương này mà học sinh dễ mắc phải là xác định sai chiều của vectơ lực điện, vectơ cường độ điện trường, quên không đổi đơn vị của khoảng cách
Chương 2: Dòng điện không đổi
Đây là chương rất quan trọng trong chương trình Vật lí 11, có 1 – 2 câu thi THPT quốc gia, trong chương này thì học sinh sẽ được tìm hiểu về định luật Ôm, sử dụng định luật Ôm để tính điện trở, cường độ dòng điện, hiệu điện thế của mạch phức tạp (mắc nối tiếp, song song), ngoài ra học sinh sẽ biết tính về công suất điện, điện năng, ứng dụng thực tế để tính mức sử dụng điện trong gia đình; mở rộng định luật đối với toàn mạch.
Sai lầm thường hay mắc phải của học sinh khi học chương này là nhầm lẫn công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế, suất điện động của mạch mắc nối tiếp và mạch mắc song song.
Chương 3: Dòng điện trong các môi trường
Đây là chương có thể giúp học sinh hiểu rõ tác dụng của dòng điện trong các môi trường, môi trường nào dòng điện dẫn điện tốt nhất, môi trường nào dẫn điện kém nhất, cần chú ý đến bài tập dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất điện phân.
Chương 4: Từ trường
Đây là chương cũng xuất hiện trong đề thi đại học, chương xoay quanh các vấn đề tính từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt, sử dụng phương pháp chồng chất từ trường và quy tắc bàn tay phải để vẽ hình và tính từ trường tổng hợp tại một điểm; sử dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều và độ lớn của lực từ, lực Lo-ren-xơ.
Sai lầm mà học sinh gặp phải trong chương này là sử dụng sai bàn tay để xác định chiều của cảm ứng từ, lực từ hoặc không biết sử dụng quy tắc bàn tay phải, tay trái để xác định chiều của cảm ứng từ và lực từ, lực Lo-ren-xơ.
Chương 5: Cảm ứng điện từ
Đây là chương quan trọng trong chương trình Vật lí 11, chương trừu tượng về mặt lí thuyết, không thể hình dung trực quan được. Chương này giúp học sinh giải thích được một số hiện tượng kim điện kế lệch trong máy biến áp khi có từ trường, bài tập về tính từ thông, cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng và tự cảm.
Chương 6: Khúc xạ ánh sáng
Chương khúc xạ ánh sáng giúp học sinh hiểu được một số hiện tượng quan sát được trong thực tế như khúc xạ và phản xạ, tính góc tới và góc khúc xạ, điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần và tính góc giới hạn để xảy ra hiện tượng phản xạ.
Chương 7: Mắt. Các dụng cụ quang học
Đây là chương giúp học sinh nắm bắt được cấu tạo của mắt, các tật của mắt và cách khắc phục các tật của mắt, ngoài ra trong chương này học sinh sẽ được tìm hiểu về một số dụng cụ quang học thường dùng đó là lăng kính, thấu kính, kính lúp, kình hiển vi và kính thiên văn, biết được từng đặc trưng của các dụng cụ và bài tập liên quan.
Sai lầm học sinh thường mắc phải trong chương này là xác định sai ảnh của vật qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì; không phân biệt được mắt viễn thị và lão thị, không rõ cách tính khoảng nhìn rõ của mắt khi đeo kính.