Câu hỏi Khám phá trang 30 SGK Đạo đức lớp 2 - Cánh DiềuKể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài 1 Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
Một lần ra phố Vũ đi cùng mẹ ra phố. Nhìn thấy một đám đông cạnh đó, Vũ chạy lại xem. Vũ quay lại thì không thấy mẹ đâu. a. Bạn Vũ đã gặp phải chuyện gì? b. Điều gì có thể xảy ra khi Vũ bị lạc? c. Theo em, bạn Vũ nên làm gì khi ấy? Phương pháp giải: - Trực quan. - Thảo luận nhóm. - Liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: * Kể chuyện theo tranh: Hình 1:
Hôm nay là ngày cuối tuần nên Vũ được cùng mẹ ra phố. Hình 2: Phố hôm ấy rất đông người và tấp nập. Có một đám đông đang tụ tập xem một nghệ sĩ biểu diễn vi-ô-lông đường phố rất hay. Vũ thấy vậy, rất tò mò và hiếu kì nên đã chạy vội về phía đám đông đó để xem cùng với mọi người mà quên mất mình đang đi cùng với mẹ. Hình 3:
Vì quá mải mê xem biểu diễn nên một lúc sau quay lại, Vũ đã không thấy mẹ đâu. Lúc này, Vũ đã rất hoảng loạn, sợ hãi, mếu máo nhìn quanh nhưng vẫn không thấy bóng dáng của mẹ mình đâu cả. * Trả lời câu hỏi: a. Trong một lần cùng mẹ ra phố chơi, vì quá mải mê trong đám đông xem nghệ sĩ biểu diễn vi-ô-lông đường phố nên Vũ đã bị lạc mẹ. b. Khi bị lạc, Vũ có thể bị đói, khát, mệt, hoảng sợ, lo lắng, bị người xấu dụ dỗ làm những việc sai trái, bị bắt cóc, bắt nạt,... c. Theo em, khi ấy bạn Vũ nên: - Đứng yên một chỗ, chờ mẹ quay lại tìm. - Quan sát, tìm kiếm sự giúp đỡ của những người đáng tin cậy như bảo vệ, công an gần đó. - Nhờ người lớn đáng tin cậy gọi cho mẹ để mẹ quay lại đón. Bài 2 Tìm hiểu một số tình huống khi bị lạc Phương pháp giải: - Trực quan. - Thảo luận nhóm. - Liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: Hình 1:
(Hình ảnh: Trang 31 SGK) Trẻ em có thể bị lạc ở bãi biển. Hình 2:
(Hình ảnh: Trang 31 SGK) Trẻ em có thể bị lạc ở chợ. Hình 3: (Hình ảnh: Trang 31 SGK) Trẻ em có thể bị lạc ở công viên. Hình 4:
(Hình ảnh: Trang 31 SGK) Trẻ em có thể bị lạc ở phố, những nơi đông người. * Chú ý: - Trẻ em có thể bị lạc ở nơi rộng mênh mông và xa lạ như bãi biển, nơi đông người như chợ, siêu thị, công viên, phố đông đúc, ... Trẻ cũng có thể bị lạc ở những nơi quen thuộc khi trời rối không rõ đường đi; hay ở những nơi như trong rừng, bến xe, các tòa nhà lớn, ... - Những điều có thể xảy ra khi trẻ đi lạc: đói, khát, bị bắt cóc, bị mưa, bị lạnh, ..., thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bài 3 Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc a. Em cần làm gì khi bị lạc?
b. Em cần nói gì với người em muốn nhờ giúp đỡ khi bị lạc?
c. Vì sao cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc? Phương pháp giải: - Trực quan. - Thảo luận nhóm. - Liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: a. Khi bị lạc, em cần: Hình 1:
Báo với bảo vệ / cảnh sát gần đó để được giúp đỡ. Hình 2:
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những xung quanh đáng tin cậy, đặc biệt là những người đi cùng con nhỏ để nhờ họ gọi cho người thân đến đón em. Chú ý: - Khi bị lạc, trước hết em cần bình tĩnh để tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, không nên quá hoảng loạn. - Những người đáng tin cậy xung quanh như công an, bảo vệ, những người mặc đồng phục, những người đi cùng con nhỏ, ... - Khi bị lạc, tuyệt đối không được đi lung tung, nghe theo lời của người lạ hoặc ngồi góc ở một góc khuất không ai biết vì nếu vậy sẽ không có ai biết và giúp đỡ được em. - Khi tìm được người đáng tin cậy để trợ giúp, em nên nói rõ cho họ biết rằng em đang bị lạc người thân và nhờ học giúp đỡ. b. - Em cần nói rõ họ tên, địa chỉ nhà, địa chỉ trường, địa chỉ nhà người thân, số điện thoại của người thân, em đang bị lạc ai, lí do vì sao, đặc điểm nhận dạng người thân, ... để những họ có thể giúp đỡ em dễ dàng hơn. - Em đừng quên nói lời lịch sự và lời cảm ơn với họ khi đề nghị họ giúp đỡ. c. Em cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin khi bị lạc để tránh những rủi ro, tai nạn không may có thể xảy ra đối với em. Vì lúc này, tâm trạng của em cũng sẽ có chút sợ hãi, nếu như không tìm kiếm sự giúp đỡ mà một mình đi tìm thì khó có thể tìm được người thân, hậu quả sau đó sẽ nghiêm trọng hơn. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|