Trả lời câu hỏi 3 Bài 1 trang 5 SGK Toán 8 Tập 2

Cho phương trình 2(x+2)-7=3-x ...

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Cho phương trình \(2(x+2)-7=3-x\)

LG a.

\(x=-2\) có thỏa mãn phương trình không?

Phương pháp giải:

Muốn kiểm tra xem \(x=x_o\) có là nghiệm của phương trình không ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Lần lượt thay các giá trị của \(x=x_o\) vào vế trái và vế phải của phương trình.

Bước 2: So sánh kết quả hai vế.

Bước 3: Kết luận

- Nếu kết quả hai vế bằng nhau thì \(x_o\) là nghiệm của phương trình đã cho.

- Nếu kết quả hai vế khác nhau thì \(x_o\) không là nghiệm của phương trình đã cho.

Lời giải chi tiết:

\(2(x+2)-7=3-x\)      (1) 

Thay \(x=-2\) vào vế trái của phương trình (1) ta được: 

\(2.(-2+2)-7=2.0-7=-7\)

Thay \(x=-2\) vào vế phải của phương trình (1) ta được:

\(3-(-2)=3+2=5\)

Ta thấy kết quả vế trái khác vế phải nên \(x=-2\) không là nghiệm của phương trình (1).

LG b.

\(x=2\) có là một nghiệm của phương trình không?

Phương pháp giải:

Muốn kiểm tra xem \(x=x_o\) có là nghiệm của phương trình không ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Lần lượt thay các giá trị của \(x=x_o\) vào vế trái và vế phải của phương trình.

Bước 2: So sánh kết quả hai vế.

Bước 3: Kết luận

- Nếu kết quả hai vế bằng nhau thì \(x_o\) là nghiệm của phương trình đã cho.

- Nếu kết quả hai vế khác nhau thì \(x_o\) không là nghiệm của phương trình đã cho.

Lời giải chi tiết:

\(2(x+2)-7=3-x\)      (1) 

Thay \(x=2\) vào vế trái của phương trình (1) ta được:

\(2.(2+2)-7=2.4-7=1\)

Thay \(x=2\) vào vế phải của phương trình (1) ta được:

\(3-2=1\)

Ta thấy kết quả vế trái bằng vế phải nên \(x=2\) là nghiệm của phương trình (1).

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close