Bài 8 trang 31 VBT Đạo đức lớp 2 - Cánh Diều

Em hãy khoanh tròn vào các đồ dùng cá nhân trong hình sau

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1

Em hãy khoanh tròn vào các đồ dùng cá nhân trong hình sau:

Hình ảnh: Trang 31 VBT


Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Học sinh quan sát tranh và lựa chọn các đồ dùng cá nhân.

Bài tập 2

Đọc câu chuyện “Chiếc áo khoác” và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là phù hợp.

Hình ảnh: Trang 31 SGK

Mẹ mua cho Na một chiếc áo khoác                  Tan học, Na cởi áo khoác và vứt

  mới mà Na rất thích.                                            dưới gốc cây để chơi cùng các bạn.

 

      Về đến nhà, Na không nhớ đã để                          Na bị ốm do không mặc áo

      chiếc áo khoác ở đâu.                                                khoác khi trời lạnh.

Câu 1: Mẹ mua cho Na cái gì?

A. Một đôi giày mới.

B. Một cái mũ mới.

C. Một chiếc áo khoác mới.

D. Một chiếc cặp sách mới.

Câu 2: Na đã làm gì với chiếc áo khoác của mình khi tan học?

A. Gấp gọn, để trong cặp sách.

B. Vứt dưới gốc cây.

C. Treo lên cành cây.

D. Đưa cho bạn mượn.

Câu 3: Khi mẹ hỏi chiếc áo khoác ở đâu, Na đã trả lời như thế nào?

A. Con không nhớ.

B. Con để ở trường.

C. Con để ở trong cặp sách.

D. Con cho bạn mượn.

Câu 4: Bạn Na đã gặp phải chuyện gì?

A. Bị bố mẹ mắng.

B. Bị ốm.

C. Không bị làm sao cả.

D. Bị bắt cóc.

Câu 5: Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?

A. Cần phải giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân.

B. Không nên nói dối bố mẹ.

C. Cần phải giữ gìn, bảo quản đồ dùng gia đình.

D. Cần biết ứng phó với người lạ.

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Đọc – Hiểu.

- Thảo luận nhóm.

Lời giải chi tiết:

Câu 1: C                  Câu 2: B                    Câu 3: A                 Câu 4: B            Câu 5: A

Bài tập 3

Em hãy viết các việc làm bảo quản đồ dùng cá nhân phù hợp với từng tranh vẽ.

Hình ảnh: Trang 32 VBT

                                              

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm.

Lời giải chi tiết:

Lau và cất kình vào hộp khi                 Lau và xếp giày vào tủ.

      không dùng.

Đóng nắp bút sau khi dùng.                   Lau chùi xe đạp.

Câu 4

Vẽ  vào  ở tranh thể hiện hành vi em đồng tình,  ở tranh thể hiện hành vi em không đồng tình.

Hình ảnh: Trang 33 VBT

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Bài tập 5

Em sẽ ứng xử như thế nào nếu em là bạn trong mỗi tình huống dưới đây? Hãy viết cách ứng xử của em.

Hình ảnh: Trang 33, 34 VBT

Tình huống 1:

Tình huống 2:

 

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Tình huống 1:

Em sẽ: rửa sạch bàn chải đánh răng trước và sau khi sử dụng; cất bàn chải ở nơi khô ráo trong phòng tắm và thay bàn chải đánh rắng sau 3 tháng sử dụng. Làm như vậy sẽ giúp bàn chải sạch sẽ, bền đẹp, đảm bảo vệ sinh và giữ sức khỏe cho bản thân.

Tình huống 2:

Em sẽ: từ chối lời rủ của bạn cùng bàn lấy thước kẻ chơi đấu kiếm. Vì việc làm này sẽ làm hỏng đồ dùng học tập, có thể làm gãy thước kẻ và khiến bản thân bị tai nạn.

Bài tập 6

Nêu các việc em đã và sẽ làm để giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân.

Phương pháp giải:

- Hồi tưởng.

- Ghi chép.

- Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng cá nhân:

- Ghi nhãn vở, bọc sách vở cẩn thận.

- Bảo quản đồ dùng học tập: nhẹ nhàng, cất gọn cẩn thận khi không dùng đến.

- Gấp gọn gàng quần áo và cất ngăn nắp trong tủ.

* Những việc em sẽ làm để bảo quản đồ dùng cá nhân:

- Phơi đồ ở những nơi thoáng mát, có ánh nắng để giữ đồ được khô ráo, thơm tho.

- Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân mỗi khi dùng xong.

- Không vứt đồ lung tung.

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close