Tôn giáo và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua.

Quảng cáo

a) Khái niệm tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Nói chung, bất cứ tôn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tương ứng) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó.

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, "tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế".

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định, về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, trong ý thức tôn giáo cũng chứa đựng nhiều giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con người.

Trong lịch sử xã hội loài người, tôn giáo xuất hiện từ rất sớm. Nó hoàn thiện và biến đổi cùng với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị. Tôn giáo ra đời bởi nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng cơ bản là từ các nguồn gốc kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý. Khi trình độ con người thấp kém, bất lực trước sức mạnh của tự nhiên, của xã hội con người đặt hy vọng vào những lực lượng siêu nhiên. Khi những hiện tượng tự nhiên, xã hội không thể giải thích được, thay vào đó người ta giải thích bằng tôn giáo. Tôn giáo góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, xoa dịu nỗi đau của con người.

b)  Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo vẫn còn tồn tại. Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:

-Nguyên nhân nhận thức

Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa lý giải được, trong khi đó trình độ dân trí lại vẫn chưa thực sự được nâng cao. Do đó, trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến cho một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải chúng từ sức mạnh của thần linh.

-Nguyên nhân kinh tế

Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội. Trong đời sống hiện thực, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vẫn còn diễn ra, sự cách biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa các nhóm dân cư còn tồn tại phổ biến. Do đó, những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.

-Nguyên nhân tâm lý

Tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, đã trở thành niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, tình cảm của một số bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, cho dù trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa đã có những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, chính trị - xã hội, song tôn giáo vẫn không thể biến đổi ngay cùng với tiến độ của những biến đổi kinh tế - xã hội mà nó phản ánh. Điều đó cho thấy, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, ý thức xã hội thường có tính bảo thủ hơn so với sự biến đổi của tồn tại xã hội, trong đó ý thức tôn giáo thường lại là yếu tố mang tính chất bền vững nhất trong đời sống tinh thần của mỗi con người, của xã hội.

-          Nguyên nhân chính trị - xã hội

Xét về mặt giá trị, có những nguyên tắc của tôn giáo phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là những giá trị đạo đức, văn hóa với tinh thần nhân đạo, hướng thiện... đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân. Chính vì thế, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo có sức thu hút mạnh mẽ đối với một bộ phận quần chúng nhân dân. Mặt khác, những thế lực phản động lợi dụng tôn giáo như một phương tiện để chống phá sự nghiệp xây đựng chủ nghĩa xã hội.

-          Nguyên nhân văn hóa

Trong thực tế sinh hoạt văn hóa xã hội, sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng, về phương diện sinh hoạt văn hóa, tôn giáo thường được thực hiện dưới hình thức là những nghi lễ tín ngưỡng cùng với những lời răn theo chuẩn mực đạo đức phù hợp với quan niệm của mỗi loại tôn giáo. Những sinh hoạt văn hóa có tính chất tín ngưỡng, tôn giáo ấy đã thu hút một bộ phận quần chúng nhân dân xuất phát từ nhu cầu văn hóa tinh thần, tình cảm của họ.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản khiến tôn giáo vẫn còn tồn tại trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, tôn giáo cùng có những biến đổi cùng với sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội nới.

c) Các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Do đó, những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải được xem xét, giải quyết hết sức thận trọng, cụ thể và chuẩn xác, có tính nguyên tắc với những phương thức sinh hoạt theo quan điểm của chủ ngnĩa Mác - Lênin.

Một là, giải quyết những vấn đề phát sinh từ tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Chủ nghĩa Mác - Lênin và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Hai là, tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

Khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân thì nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công nhân. Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, cần phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.

Ba là, thực hiện đoàn kei nhữnc người có tôn giáo với những người không có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết nhữne người theo tón giáo với những người không theo lÔTv g,\Ằo, đoàtv líồt toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.

Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tử tưởng trong vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, khắc phục mặt này là việc làm thường xuyên, lâu dài. Mặt chính trị là sự lợi dạng tôn giáo của những phần tử phản động nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, vừa phải khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thậr trọng và phải có sách

lược phù hợp với thực tế.

Năm là, phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.

Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng khác nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực, các vấn đề của xã hội có sự khác biệt. Do đó, cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và giải quyết những vẩn đề liên quan đến tôn giáo. Người mácxít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể - đó là điều mà V.I.Lênin đã từng nhắc nhở khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải có quan điểm và phương thức ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi giải quyết các vấn đề tôn giáo.

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close