Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chữ người tử tù - lớp 11
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chữ người tử tù giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.
Bài 1
Huấn Cao là một người tử tù nhưng có tài viết chữ đẹp. Người quản ngục và thầy thơ say mê nét chữ của Huấn Cao nên đã dành cho ông Huấn sự biệt đãi đặc biệt. Ban đầu, ông Huấn khinh miệt và không nhận sự biệt đãi của quản ngục nhưng rồi ông cũng nhận ra được sự chân thành trong tấm lòng của viên quản ngục nên đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra cho thấy sự trân trọng của người xin chữ và người tử tù đang phóng những nét chữ tài hoa. Sau đó, Huấn Cao khuyên người quản ngục không làm công việc này nữa để giữ được thiên lương trong sạch.
Bài 2
Huấn Cao là một tử tù bị bắt giam chịu sự quản lí của viên quản ngục. Viên quản ngục lại rất yêu thích chữ Huấn Cao, đã nhiều lần biệt đãi và xin Huấn Cao cho chữ nhưng chỉ nhận lại sự khước từ lạnh lùng. Tuy nhiên, khi biết được tấm lòng của viên quản ngục dành cho cái đẹp, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ viên quản ngục. Cảnh cho chữ diễn ra trong nhà lao, là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Sau cùng, Huấn Cao khuyên quản ngục hãy bỏ nghề để giữ thiên lương trong sạch.
Bài 3
Huấn Cao là người tử tù đang bị áp giải về kinh chịu án chém, trên đường về kinh, Huấn Cao đã vào nhà giam do viên quản ngục quản lí. Trái ngược với thái độ hống hách của những quản ngục ở những nhà giam trước đó, viên quản ngục ngưỡng mộ tài năng và chữ viết của Huấn Cao. Trong thời gian Huấn Cao ở đây, viên quản ngục đã tiếp đãi chu đáo, đổi lại là thái độ lạnh lùng, coi thường của Huấn Cao. Trong đêm trước khi lên đường về kinh, Huấn Cao đã nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã đồng ý tặng chữ cho viên quản ngục ngay trong nhà lao u tối, quả là cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
Bố cục
Văn bản chia thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến "để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu"): Cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại.
- Phần 2 (tiếp theo đến "thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.
- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ.
Nội dung chính
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - một người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Đồng thời thể hiện quan niệm của tác giả về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay
-
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hạnh phúc của một tang gia
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hạnh phúc của một tang gia giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.
-
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chí phèo
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Xin lập khoa luật giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.
-
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cha con nghĩa nặng
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cha con nghĩa nặng giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.
-
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vi hành
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vi hành giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.
-
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tinh thần thể dục
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tinh thần thể dục giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.