Thành ngữ Thân lừa ưa nặng chê trách những người không chịu nghe lời khuyên bổ ích mà cứ khăng khăng làm theo ý mình để chuốc lấy thiệt thòi, cực nhọc vào thân.
Thành ngữ Thân lừa ưa nặng chê trách những người không chịu nghe lời khuyên bổ ích mà cứ khăng khăng làm theo ý mình để chuốc lấy thiệt thòi, cực nhọc vào thân.
Giải thích thêm
Thân: phần chính, nơi chứa đựng các cơ quan bên trong của cơ thể động vật, hoặc mang hoa lá của cơ thể thực vật
Lừa: con vật cùng họ với ngựa, nhưng nhỏ hơn, tai dài, nuôi để kéo xe, thồ hàng
Ưa: có cảm tình, dễ bằng lòng chấp nhận do thấy phù hợp với mình, đồng nghĩa với thích
Đặt câu với thành ngữ:
Tôi nói mãi mà cậu ấy chẳng chịu nghe, đúng là thân lừa ưa nặng.
Tôi bị mẹ nói là thân lừa ưa nặngvì không nghe lời khuyên của mẹ.
Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:
Ngựa non háu đá
Cói chó ngó cá tràu
Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa: Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng
Câu chuyện:
Ngày xưa, có một bác tiều phu nghèo sống bằng nghề kiếm củi trong rừng. Sau mấy năm làm việc cần cù, bác mua được một con lừa khỏe mạnh giúp bác chở củi về.
Buổi sáng đầu tiên, con lừa cứ đứng ì trong chuồng, không chịu bước ra theo chủ. Bác tiều phu nghĩ tính nết con vật này chắc là nhẹ nhàng, không thích nặng đây. Bác bèn đặt bao đất lên lưng nó. Quả nhiên nó bước đi.
Một lần nọ, bác chỉ kiếm được ít củi. Con vật thấy nhẹ lại không chịu đi. Bác tiều phu nhặt mấy hòn đá cho vào bao, chất lên lưng nó. Đoạn, bác nhảy lên lưng con lừa. Con vật thấy nặng, lại bị chủ giục giã, ngoan ngoãn chở củi, chở người thủng thẳng đi về nhà.
Mấy năm sau, con lừa đã già yếu đi nhiều. Thương con vật quá, bác tiều phu không để nó chở nặng nữa. Tuy nhiên, con lừa thấy nhẹ chỉ ngúc ngoắc đầu, chứ chân không nhúc nhích. Bác tiều phu ngán ngẩm, đành lấy đất đá chất lên lưng nó như xưa. Con lừa lại nghe lời bước đi.