Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào ?

- Những biểu hiện về sự mục nát của vua, quan nhà Lê đầu thế kỉ XVI (liên hệ với bài 21, mục 1, nêu lên được những biểu hiện chính như vua, quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ vương triển mâu thuẫn...).

Quảng cáo

Đề bài

Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào?

- Cuộc xung đột Nam - Bắc triều.

- Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào kiến thức bài 22 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Sự suy yếu của triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI:

- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.

- Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương cậy quyền thế ức hiếp dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.

* Cuộc xung đột Nam - Bắc triều:

- Bước sang thế kỉ XVI, khi triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.

- Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).

- Cục diện Nam - Bắc triều hình thành.

=> Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây ra nhiều hậu quả: Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, di phu. Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá,… Cùng với đó, chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

* Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.

- Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Cũng từ đây, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng một thế lực riêng ở vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Sau khi ông mất, con cháu đời sau nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn" ở Đàng Trong để phân biệt với “chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài.

=> Chiến tranh Trịnh - Nguyễn làm đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

=> Những biểu hiện trên thể hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close