Stem - làm phô mai siêu tốc
Stem làm phô mai siêu tốc - thú vị, hấp dẫn
I. Mục tiêu
- Làm thành công sản phẩm phô mai
- Nêu được vai trò của enzyem
- Nêu được một số ứng dụng của enzyme trong thực tiễn: Làm phô mai
II. Chuẩn bị
1. Nguyên liệu:
- Sữa tươi
- Chanh hoặc dứa
2. Dụng cụ:
- Bếp, nồi, đũa khuấy, vải lọc, hộp nhựa.
III. Tiến hành
Steam làm phomai siêu tốc:
Bước 1: Đun ấm 500 ml sữa ở nhiệt độ 80oC (không được đun sôi);
Bước 2: Tạo dịch ép thực vật
Chanh: Cắt đôi vắt lấy nước (1 quả)
Dứa: Cắt miếng ép lấy nước (nửa quả)
Bước 3: Đổ dịch ép thực vật vào sữa ấm khuấy đều và quan sát hiện tượng
Bước 4: Khi thấy sữa đông tụ ta lọc lấy phần sữa đông tụ qua vải lọc, vắt kiệt nước, đựng vào hộp ép chặt cho ra hết nước
Bước 5: Đánh giá sản phẩm.
VI. Thu hoạch
- Sản phẩm phô mai thu được có mùi thơm; chắc, đặc; có vị nặm, béo và hơi chua của acid ctric.
V. Giải thích
- Acid citric là một axit hữu cơ có hoạt tính yếu thường được tìm thấy trong trong quả chanh, bưởi, các loại quả họ cam quýt; Dứa. Acid citric là chất dùng để tách nước khỏi poretein sữa, làm đông sữa trong quá trình làm phô mai.
- Các enzyme tham gia vào quá trình làm phô mai:
+ Enzyme trong chanh: Enzyme pectinase
+ Enzyme trong dứa: Enzyme Bromelain
- Vai trò của Enzyme trong quá trình này đó là:
+ Chất xúc tác nhanh phản ứng tách nước khỏi protein sữa.
+ Phân giải một số protein thành các chất đơn giản dễ tiêu hóa, tăng chất dinh dưỡng cho phô mai.
- Trong quá trình làm phô mai chúng ta không đun sôi sữa vì:
+ Bản chất của sữa là protein nên khi đun sôi ở nhiệt độ cao có thể khiến protein bị biến tính, mất chất dinh dưỡng của sữa và khiến sản phẩm phẩm phô mai bị đắng.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay
-
Enzim
Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. Enzm chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: nhiệt độ, nồng độ cơ chất, pH, chất ức chế, chất hoạt hóa, nồng độ enzim.
-
Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulôzơ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 57 SGK Sinh học 10.
-
Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường chuyển hóa vật chất giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và chất F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 59 SGK Sinh học 10.
-
Bài 1 trang 59 SGK Sinh học 10
Giải bài 1 trang 59 SGK Sinh học 10. Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của enzim.