Soạn bài Việt Bắc - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 12 ngắn gọn tập 1 bài Việt Bắc (phần 1)– Tố Hữu. Câu 1: Vài nét về tiểu sử về Tố Hữu Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1) Vài nét về tiểu sử: - Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê Thừa Thiên - Huế - Thân sinh là nho nghèo, thân mẫu là con một nhà nho, thuộc và hát dân ca rất hay. - Năm 13 tuổi: Học trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng. - 1938 ông được kết nạp Đảng. - Cuối tháng 4-1939 bị thực dân Pháp bắt giam. - Tháng 3-1942: vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động. - Cách mạng tháng Tám 1945: Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế. - 1947: Ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ. - Trong hai cuộc kháng chiến đến năm 1986: Giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước. - Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1) Đường cách mạng, đường thơ 1.Tập thơ "Từ ấy" (1937-1946), chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm theo Đảng. 2. "Việt Bắc"(1946-1954): Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng của dân tộc. Gồm 27 bài 3. "Gió lộng" (1955-1961): Sáng tác trong hoàn cảnh Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà . Gồm 25 bài 4. "Ra trận" (1962-1971), gồm 34 bài, "Máu và hoa" (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 5. "Một tiếng đờn" (1992), "Ta với ta" (1999), sáng tác khi đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh , xây dựng ,đổi mới . Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1) Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị: - Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với niềm vui lớn, con người lớn của cả con người cách mạng và cả dân tộc. - Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện, chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập tới vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân. - Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử, dân tộc. - Tác giả tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, những biến cố mạnh mẽ tác động tới vận mệnh của dân tộc, vấn đề nổi bật trong thơ Tố Hữu là vận mệnh dân tộc. - Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường. - Nhân vật trữ tình mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử của thời đại. Câu 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1) * Về nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc - Về thể thơ: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ) ngôn ngữ thơ gần với lối nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu. - Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cach nói quen thuộc với dân tộc, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt. Luyện tập Câu 1 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1) * Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Từ ấy” Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim - Từ ấy: mốc thời gian mang tính bước ngoặt trên con đường nhà thơ đi tìm lẽ sống – nhà thơ được kết nạp Đảng vào năm 18 tuổi - Hình ảnh thơ: bừng nắng hạ, chói qua tim, hồn tôi – vườn hoa lá – rất đậm hương và rộn tiếng chim - Mặt trời chân lí: hình ảnh ẩn dụ cho lí tưởng cách mạng. Lí tưởng ấy là nguồn sáng bất diệt, làm bừng sáng lên tâm hồn, trí tuệ của nhà thơ - Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ => Khổ thơ diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc đến tột cùng của tác giả khi tìm thấy lí tưởng cách mạng của Đảng Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1) - Giải thích: Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn đúng đắn, nó nhấn mạnh một đặc điểm lớn của thơ Tố Hữu – thơ Tố Hữu mang đậm tính trữ tình, chính trị - Phân tích, chứng minh: + Thơ chính trị quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính toàn dân, quan hệ tới vận mệnh sống còn của cả một dân tộc, một đất nước. Thơ chính trị của Tố Hữu rất quan tâm tới con người, đặt con người trong mối quan hệ với cộng đồng, cái ta với cái tôi, với những tình cảm của cá nhân. + Thơ Tố Hữu cũng góp phần hướng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước, phản ánh từng chặng đường lịch sử của dân tộc và khí thế hào hùng của cách mạng dân tộc. + Thơ Tố Hữu vẫn là những dòng thơ có tính chất hô hào, cổ động phong trào cách mạng của dân tộc ta, thể hiện nhiệt huyết cách mạng sục sôi. + Tuy nhiên, trong thơ Tố Hữu, chính trị không phải là những lời thuyết suông, khô khan, giáo điều, không phải là những lời hô hào mang tính áp đặt. Tố Hữu đã chuyển hoá điều đó thành những vấn đề tình cảm, đậm chất trữ tình: + Đó là lời tâm sự chân thành của người thanh niên trẻ khi bắt gặp tưởng cách mạng và nguyện chiến đấu vì lí tưởng đó. + Những lời nhắn nhủ, trò truyện, lời tâm sự chan chứa niềm tin yêu vào đồng bào, đồng chí tác động mạnh mẽ tới tình cảm, cảm nghĩ của người đọc, người nghe.
Có thể lấy dẫn chứng từ các bài thơ: Việt Bắc, Từ ấy... + Đặc biệt, trong thơ Tố Hữu có những vần thơ viết về Bác Hồ với nhữ tình cảm chân thành, xúc động. Đó là tấm lòng biết ơn, yêu thương của cả dân tộc dành cho Người. Lấy dẫn chứng làm rõ thêm qua các bài thơ Bác ơi, Sáng tháng Năm, Hồ Chí Minh... Loigiaihay.com
Quảng cáo
|