Soạn bài Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 trang 105 SGK ngữ văn 8 (chi tiết)
Soạn bài Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 trang 105 SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 3. Phân tích tính thuyết phục của những kiến nghị mà văn bản đã đề xuất. Hãy chỉ ra tác dụng của từ vì vậy trong việc liên kết các phần của văn bản.
- - Trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, vấn đề bao bì ni lông đã được tác giả trình bày như thế nào
- - Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
- - Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
ND chính
Video hướng dẫn giải
Văn bản đã thuyết minh, phân tích đầy sức thuyết phục về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông. |
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 107 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Phân tích bố cục của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Văn bản có thể chia làm 3 phần:
a) Từ đầu đến “Một ngày không sử dụng bao ni lông”.
⟹ Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”.
b) Từ “Như chúng ta đã biết” đến “ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường"
⟹ Tác hại của việc sử dụng bao nilông và một số giải pháp.
c) Phần còn lại:
⟹ Lời kêu gọi: một ngày không dùng bao nilông.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 107 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Ngoài nguyên nhân cơ bản, còn có những nguyên nhân nào khác?
Lời giải chi tiết:
a) Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc sử dụng bao bì ni lông có thế gây nguy hại đối với môi trường là tính không phân hủy của plastic. Chính tính này đã tạo nên hàng loạt tác hại như:
- Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các vật, làm tắc các đường dẫn nước thải. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.
- Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
- Ni lông thường bị vứt bừa bãi nơi công cộng, có khi là những di tích, thắng cảnh, khu du lịch làm mất vẻ mĩ quan cho cả khu vực.
- Túi ni lông qua sử dụng là rác thải. Nhưng loại rác thải này lại được dùng đựng các loại rác thải khác khiến chúng càng khó phân hủy và sinh ra chất độc hại: NH3, CH4, H2S.
- Rác thải ni lông khi đổ chung với các loại rác thải khác lại còn ngăn cản quá trình hấp thụ nhiệt và trao đổi độ ẩm trong các bãi chôn lấp rác khiến các loại rác khó phân hủy hơn.
- Mỗi năm có hơn 400 000 tấn pô-li-ê-ti-len được chôn lấp ở miền Bắc nước Mĩ, làm mất bao nhiêu đất đai để canh tác. Ở Mêhicô do rác thải ni lông và nhựa mà cá ở các hồ nước chết rất nhiều. Tại vườn thú quốc gia Côbê ở Ấn Độ, 90 con hươu đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bỏ bừa bãi. Hàng năm trên thế giới có khoảng 100 000 chim, thú biển chết do nuốt phái túi ni lông (theo Plastic - “Điều kì diệu” hay mối đe dọa, Hội lịch sử tự nhiên Bom-bay Ấn Độ, 1999).
b) Khi chế tạo ni lông, đặc biệt là ni lông màu, người ta còn đưa vào những chất liệu phụ gia khác trong đó có những chất gây độc hại. Bao ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm và gây độc hại.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 107 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Phân tích tính thuyết phục của những kiến nghị mà văn bản đã đề xuất. Hãy chỉ ra tác dụng của từ vì vậy trong việc liên kết các phần của văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản có tính thuyết phục lớn vì:
+ Văn bản chỉ ra tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng bao bì ni lông
+ Lí lẽ đưa ra đều dựa trên việc khảo sát thực tế, nghiên cứu của các nhà khoa học
+ Kiến nghị có sức thuyết phục bởi việc bảo vệ môi trường ai cũng có thể làm được
- Sử dụng từ “vì vậy” tạo sự liên kết giữa hai phần đặc biệt quan trọng của văn bản:
+ Nối phần nguyên nhân việc sử dụng bao bì ni lông với giải pháp khắc phục.
+ Không có từ liên kết “vì vậy” bài văn sẽ lỏng lẻo, không chặt chẽ, thuyết phục.
Bài đọc
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay
-
Soạn bài Nói giảm nói tránh (chi tiết)
Soạn bài Nói giảm nói tránh trang 107 SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 3: Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.
-
Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam (chi tiết)
Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam trang 104 SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 1. Lập bảng thống kê văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu lớp 8
-
Soạn bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm (chi tiết)
Soạn bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm trang 109 SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 1. Kể lại đoạn trích sau theo lời kể của chị Dậu – ngôi kể thứ nhất: