Nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay vì đó là những câu tục ngữ xúc rút kinh nghiệm về đời sống, giá trị của nó mang tính vĩnh cửu
Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiếtKhi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Trước khi đọc 1 Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân. Phương pháp giải: Em nhớ lại việc bản thân đã dùng tục ngữ trong giao tiếp hay chưa và giải thích ý nghĩa của việc dùng tục ngữ trong trường hợp đó. Lời giải chi tiết: Trong cuộc sống, trong giao tiếp em đã sử dụng rất nhiều tục ngữ. Việc em dùng tục ngữ để lời nói của bản thân trở nên bóng bẩy, trau chuốt hơn. Hơn nữa, việc em dùng tục ngữ còn để khuyên nhủ, chỉ cho những người xung quanh về việc nên làm Ví dụ như đang khuyên bạn mình về cách mời người khác tham gia một bữa tiệc sinh nhật của bạn. Lúc đó em sẽ dùng tục ngữ” Lời chào cao hơn mâm cỗ” để chỉ cho bạn cách đúng nhất để có lời mời hấp dẫn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Khi trò chuyện với người khác, em đã từng dùng tục ngữ. Đó là lúc lớp em đang đi dã ngoại, các bạn đã thu được rất nhiều kiến thức mới mẻ, em đã nói với các bạn: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". - Khi trò chuyện với người khác, em đã từng dùng tục ngữ. Ví dụ: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”. - Sử dụng thành ngữ trên khi quan sát trên bầu trời: Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà thì trời sắp có bão: Đây là kinh nghiệm dự báo bão. Cần chủ động phòng chống bão, giữ gìn nhà cửa, hoa màu…
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trước khi đọc 2 Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Theo em, vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày? Phương pháp giải: Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Theo em, người ta thường dùng tục ngữ trong giao tiếp hàng ngày với những mục đích: - Làm cho lời nói của bản thân trau chuốt và hấp dẫn hơn. - Để khuyên nhủ cũng như chỉ cho những người xunh quanh những bài học hay, những kinh nghiệm quý báu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Người ta thường sử dụng tục ngữ để thể hiện kinh nghiệm về một vấn đề nào đó của đời sống đã được đúc kết, mang tính chính xác. - Tục ngữ ngắn gọn, có kết cấu ổn định, dễ thuộc, dễ nhớ Theo em, người ta dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày vì tục ngữ là những điều đã được đúc kết, sử dụng tục ngữ sẽ làm cho câu nói súc tích, đạt hiệu quả giao tiếp tốt hơn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 1 Câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Theo dõi những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ. Phương pháp giải: Em đọc các câu tục ngữ, nhận biết nội dung, bài học của từng câu, suy nghĩ để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ: - Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất - Tục ngữ về con người, xã hội.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ: đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống. - thiên nhiên (câu 1-5) - lao động sản xuất (câu 6-8) - con người và xã hội (câu 9-15)
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 2 Câu 2 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Suy luận nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ Phương pháp giải: Em đọc các câu tục ngữ và nhận xét về hình thức của các câu Lời giải chi tiết: Nét chung về hình thức của các câu tục ngữ: - Các câu đều ngắn gọn, xúc tích - Được gieo vần liền hoặc vần cách
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ. Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ: ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, có vần điệu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 1 Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ. Phương pháp giải: Các em đọc lại các câu tục ngữ, nhận xét số tiếng của từng câu để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Số tiếng trong một câu tục ngữ rất ít, nhìn chung các câu tục ngữ đều là những câu văn ngắn Ví dụ: - Câu có tiếng ít nhất: “Người sống hơn đống vàng”: 5 tiếng - Câu có tiếng nhiều nhất: “Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút”: 16 tiếng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Độ dài của tục ngữ: thường chỉ từ một đến hai câu, ngắn gọn, thường có số tiếng chẵn. - Các câu tục ngữ, ngắn nhất là 5 tiếng (câu 9: Người sống hơn đống vàng), dài nhất là 16 tiếng (câu 3: Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như chút) → Độ dài của câu tục ngữ: ngắn gọn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 2 Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì? Phương pháp giải: Các em vận dụng cách gieo vần của tục ngữ để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Những câu tục ngữ có gieo vần: - Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão (gieo vần cách) - Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Ngày tháng mười chưa cười đã tối - Nắng chóng trưa, mưa chóng tối - Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa - Làm ruộng ba năm chưa bằng chăn tằm một lứa. - Người sống hơn đống vàng - Đói cho sạch, rách cho thơm - Không thầy đố mày làm nên - Học thầy không tày học bạn - Muốn hành nghề chớ nề học hỏi - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao => Việc gieo vần như vậy có tác dụng như là một chất keo gắn chặt các thành phần trong câu thành một khối vững chắc, tạo nên tính ổn định về hình thức phù hợp với tính ổn định về nội dung của tục ngữ, lại vừa kết tinh được một số đặc điểm tiêu biểu trong tiếng Việt, trong lối nói của nhân dân ta, dân tộc ta.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Trong 15 câu tục ngữ ở trên, trừ câu (14), các câu còn lại đều có gieo vần. - Việc gieo vần như vậy có tác dụng giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc. - Trong 15 câu tục ngữ chỉ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là không có tiếng hiệp vần, những câu còn lại đều gieo vần. - Vị trí các tiếng hiệp vần khá đa dạng - Tác dụng: Vần làm cho câu tục ngữ có kết cấu chặt chẽ, có tính nghệ thuật, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ thuộc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 3 Câu 3 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự. Phương pháp giải: Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Câu tục ngữ có hình thức giống thể thơ lục bát: “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự: - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Câu tục ngữ số (15) trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt. - Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:
- Câu tục ngữ trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt là: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” => Sử dụng thể thơ lục bát. - Ví dụ: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Trăm năm bia đá thì mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì? Phương pháp giải: Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Tính cân đối được thể hiện ở: số tiếng bằng nhau, từ loại của từ ở từng vị trí giống nhau, thanh điệu đối chọi nhau (bằng – trắc), hình ảnh tương đồng hoặc tương phản nhau,… Ví dụ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” có cấu trúc đối xứng, số lượng âm tiết 3/3, hài hòa về từ ngữ. => Tác dụng của vận dụng cấu trúc cân đối: Làm cho các câu tục ngữ hàm súc, chặt chẽ và giàu sức thuyết phục. Những bài học, những kinh nghiệm có sức nặng của chân lí. Mặt khác, cùng với nhịp và vần, tính cân đối góp phần làm cho tục ngữ trở nên hấp dẫn về nghệ thuật, dễ nhớ, dễ thuộc
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trong bài: + Hai vế câu cân đối về số tiếng (Ví dụ: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa; Đói cho sạch, rách cho thơm;,...) + Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Ví dụ: Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới; Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối;...) + Những câu tục ngữ tưởng như vế câu không đối xứng nhưng thực chất lại đối xứng:
- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng làm cho câu tục ngữ có nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc. - Tính cân đối có khi giữa hai hoặc hơn hai vế trong một dòng, có khi giữa hai dòng của một câu tục ngữ. - Tính cấn đối thể hiện ở: số tiếng bằng nhau, từ loại của từ ở từng vị trí giống nhau, thanh điệu đối chọi nhau (bằng - trắc), hình ảnh tương đồng hoặc tương phản nhau,... Ví dụ: * Sự cân đối giữa hai vế trong một dòng: + Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. + Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. + Đói cho sạch, rách cho thơm. + Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút. * Sự cân đối giữa bốn về trong một dòng: Nhất nước, nhà phân, tam cẩn, tứ giống. * Sự cân đối giữa hai dòng của một câu tục ngữ: + Đêm tháng Năm chưa nắm đã sáng Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. + Kiến cánh vỡ tổ bay ra Bão táp mưa sa gần tới. → Nhờ tính cân đối, tục ngữ có âm hưởng chắc nịch. Do đó, những bài học, những kinh nghiệm có sức nặng của chân lí. Mặt khác, cùng với nhịp và vần, tính cân đối góp phần làm cho tục ngữ trở nên hấp dẫn về nghệ thuật, dễ nhớ, dễ thuộc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 5 Câu 5 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào? Phương pháp giải: Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào ba chủ đề: - Chủ đề kinh nghiệm về thời tiết: câu 1 => câu 5 - Chủ đề kinh nghiệm về lao động sản xuất: câu 6 => câu 8 - Chủ đề kinh nghiệm về đời sống xã hội: câu 9 => 15
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề: + Nhận thức về tự nhiên + Kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử đời sống + Câu 1 – 5 : chủ đề kinh nghiệm về thời tiết + Câu 6 – 8: chủ đề kinh nghệm về lao động sản xuất + Câu 9 -15: chủ đề kinh nghiệm về đời sống xã hội.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Câu 6 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể thiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ. Phương pháp giải: Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: * Những câu tục ngữ biểu thị ý nghĩa trực tiếp: - Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão - Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút - Nắng chóng trưa, mưa chóng tối - Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa - Làm ruộng ba năm chưa bằng chăn tằm một lứa. * Những câu tục ngữ biểu thị ý nghĩa ẩn dụ: - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối - Người sống hơn đống vàng - Đói cho sạch, rách cho thơm - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (13). - Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ: (9), (10), (14), (15). - Câu 4, 9, 10, 14, 15 là những câu dùng hình ảnh có tính chất ẩn dụ. - Những câu còn lại thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 7 Câu 7 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó? Phương pháp giải: Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Câu 11 và 12 trong bài đặt cạnh nhau cũng là một cặp có vẻ mâu thuẫn, loại trừ nhau: nếu câu này đúng thì câu kia sai, và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế, hai câu này vẫn được dân gian sử dụng và chúng vẫn song song tồn tại bởi các câu tục ngữ luôn gắn với những hoàn cảnh sống khác nhau. Nhờ đó, mỗi câu mới thể hiện những bài học riêng và được vận dụng có hiệu quả trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. => Qua hai câu tục ngữ này em nhận thấy bản thân mỗi người cần có sự học hỏi để ngày càng phát triển. Tuy nhiên chúng ta không nên bó hẹp sự học hỏi của bản thân mình vào ai đó mà hãy học tập tất cả mọi người xung quanh những điều tốt đẹp nhất.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 khôngloại trừ nhau. - Em rút ra được bài học từ hai câu tục ngữ đó: cần phải học tập từ cả thầy và bạn. - Câu 11 và 12 trong bài đặt cạnh nhau cũng là một cặp có vẻ mâu thuẫn, loại trừ nhau: Nếu câu này đúng thì cấu kia sai, và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế, hai câu này vẫn được dân gian sử dụng và chúng vẫn song song tồn tại. Sở dĩ như vậy là vì các câu tục ngữ luôn gắn với những hoàn cảnh sống khác nhau. Nhờ đó, mỗi câu mới thể hiện những bài học riêng và được vận dụng có hiệu quả trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. + Một câu khẳng định: Trong học tập, người thầy đóng vai trò rất quan trọng. Thầy giỏi, có phương pháp dạy học tốt thì trò sẽ mau tiến bộ. Thực tế giáo dục đã chứng minh điều này. + Câu còn lại nêu quan niệm: Học thầy không bằng học bạn. Nếu quan niệm học không chỉ là tiếp thu tri thức lí thuyết, mà còn phải thực hành trong đời sống, thì câu này cũng có lí. Quả thật, khi giải quyết những vấn đề thực tế, học cách làm của bạn là rất cần thiết. Nhiều người thành đạt nhờ học được kinh nghiệm từ những người bạn giỏi. - Vậy phải hiểu: Học thầy chẳng tày học bạn có nghĩa: Học thầy là rất quan trọng, nhưng cũng phải biết học bạn nữa. Hiểu như vậy, hai câu tục ngữ trên không hề loại trừ nhau.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 8 Câu 8 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay? Phương pháp giải: Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Các câu tục ngữ vẫn còn giá trị đến ngày nay là bởi vì đó là kinh nghiệm, kiến thức hết sức quý giá. Cách giáo dục chân thực, hóm hỉnh bằng tục ngữ của ông cha ta đã tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay vì đó là những câu tục ngữ xúc rút kinh nghiệm về đời sống, giá trị của nó mang tính vĩnh cửu Theo thời gian, cuộc sống xã hội của con người luôn thay đổi, nhưng cũng có những yếu tố hết sức bền vững. Sở dĩ, con người thời hiện đại với thiết chế xã hội, tâm lí, kinh tế, điều kiện sống hoàn toàn khác ngày xưa, nhưng vẫn dùng tục ngữ về đời sống xã hội phù hợp trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp là nhờ những yếu tố bền vững đó. Ví dụ, thời nào thì con người vẫn quý hơn mọi thứ trên đời, cho nên cầu: Người sống hơn đống vàng chưa bao giờ sai; hoặc tinh thần đoàn kết vẫn là chuyện cần thiết muôn thuở của con người, vậy câu: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao vẫn còn nguyên giá trị.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Viết kết nối với đọc (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5-7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi. Lời giải chi tiết: Cuộc đối thoại giả định: A: B ơi, tớ đang muốn đầu tư vào bất động sản để kiếm thêm thu nhập B: Tớ thấy cũng rất ổn cậu, có tinh thần cầu tiến thế là tốt rồi A: Nhưng mà tớ đang sợ quá cậu, tớ chưa làm công việc này bao giờ nên thấy hơi ngại. B: Ở đời có ai thành công mà dễ dàng đâu A, muốn lành nghề chớ nề học hỏi, chúc A thành công nha A: Cảm ơn cậu nhiều!
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Linh và Lan đang chia sẻ với nhau về những định hướng nghề nghiệp. Linh hỏi: - Lan, sau này cậu định làm nghề gì? - Mẹ tớ bảo tớ học tốt tiếng Anh. Sau này tớ có thể làm cô giáo hoặc phiên dịch viên. Nhưng tớ vẫn đang lo. - Cậu lo điều gì? - Tớ lo là tớ không thể dạy cho người khác hiểu hoặc tớ không phiên dịch nhanh được. - Đừng lo! Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi mà! Trong bữa cơm chiều, anh Nam nói với mẹ: - Mẹ ơi, con muốn học nghề sửa chữa điện tử. Nhưng nghề đó học khó và phải học lâu mẹ ạ! Mẹ đáp: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi con ạ. Con cứ thử học xem sao. Chỉ cần con cố gắng, cần cù, chăm chỉ, kiên trì thì mẹ tin là con sẽ làm được.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Quảng cáo
|