Soạn bài Hoán dụ siêu ngắnSoạn bài Hoán dụ siêu ngắn nhất trang 82 SGK ngữ văn 6 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Phần I Video hướng dẫn giải HOÁN DỤ LÀ GÌ? 1. Các từ ngữ in đậm chỉ: - Áo nâu, nông thôn: chỉ người nông dân. - Áo xanh, thị thành: chỉ người công nhân, nhân dân ở thành phố. 2. Các từ: áo nâu, nông thôn, áo xanh, thành thị có mối quan hệ gần gũi với nhau. 3. Tác dụng của cách diễn đạt: ngắn gọn, tăng sức gợi hình, gợi cảm. Phần II Video hướng dẫn giải CÁC KIỂU HOÁN DỤ 1. Các từ in đậm: a) Bàn tay ta: bộ phận của cơ thể người dùng để cầm nắm, tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính. - Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung. - Đổ máu: là thương tích, mất mát, hi sinh, ở đây nhắc đến sự kiện khởi nghĩa tháng 8/1945 ở thành phố Huế. 2. - Câu a: biểu thị mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. - Câu b: biểu thị mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng. - Câu c: biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật. 3. Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ: - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. - Lấy vật chứa để gọi vật bị chứa đựng. - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Phần III LUYỆN TẬP Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 84, SGK Ngữ văn, tập 2): a) Làng xóm ta: chỉ nhân dân sống trong làng xóm. => Quan hệ: vật chứa đựng và vật bị chứa đựng. b) - Mười năm: ngắn, cụ thể. - Trăm năm: dài, trừu tượng. => Quan hệ: cụ thể và trừu tượng. c) Áo chàm: chỉ trang phục người dân Việt Bắc thường mặc. => Quan hệ: dấu hiệu của sự vật và sự vật. d) Trái đất: chỉ loài người sống trên trái đất. => Quan hệ: vật chứa đựng và vật bị chứa đựng. Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 84, SGK Ngữ văn, tập 2): Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ:
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|