Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ

Toàn bộ di sản Hồ Chí Minh xét cho cùng là những di sản văn hóa, trong đó một giá trị to lớn, đáng tự hào là dân chủ. Hồ Chí Minh là nhà dân chủ nổi bật ở Việt Nam thế kỷ XX. Dưới sự lãnh đạo của Người, dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ thành người chủ, làm chủ đất nước, xã hội và bản thân. Hồ Chí Minh không những xây dựng một hệ thống quan điểm dân chủ mà còn ra sức thực hành dân chủ.

Quảng cáo

Câu 32. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ?

Trả lời:

Toàn bộ di sản Hồ Chí Minh xét cho cùng là những di sản văn hóa, trong đó một giá trị to lớn, đáng tự hào là dân chủ. Hồ Chí Minh là nhà dân chủ nổi bật ở Việt Nam thế kỷ XX. Dưới sự lãnh đạo của Người, dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ thành người chủ, làm chủ đất nước, xã hội và bản thân. Hồ Chí Minh không những xây dựng một hệ thống quan điểm dân chủ mà còn ra sức thực hành dân chủ. Nói đến nước ta, Người nhấn mạnh hàng đầu đó là nước dân chủ. Nói đến Đảng, Người nhấn mạnh phải mở rộng dân chủ trong Đảng. Nói đến nhân dân, Người khẳng định nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ. Hai cặp phạm trù đó khẳng định vị thế, năng lực và trách nhiệm của người dân.

Có thể khái quát quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ thành các nội dung sau đây:

Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân

Hàng ngàn năm dưói chế độ phong kiến chuyên chế và gần trăm năm dưới chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nhân dân ta không có một chút quyền tự do dân chủ nào. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta được hưởng quyền dân chủ. Cách mạng Tháng Tám đã đem lại cho người dân của quý báu nhất là dân chủ. Bởi vì dân chủ là điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân nên theo Hồ Chí Minh, “làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” Phải mở rộng dân chủ thật sự với nhân dân, để mọi người có quyền làm, quyền nói. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên”.

Dân chủ vừa là phương pháp thể hiện mối quan hệ mới. tốt đẹp trong xã hội vừa là nội dung của một cuộc sống mới của nhân dân, cuộc sống mà người dân đang là chủ thật sự của đất nước, của xã hội. Nội dung đó không thể thiếu được trong đời sống người dân một nước đã có độc lập. Bởi vì “nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập dùng chẳng có nghĩa lý gì”. Dân chủ là động lực để xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc, tự do và bình đẳng.

Địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Dân chủ có thể hiểu một cách ngắn gọn là nhân dân nắm chính quyền. Trong một nước dân chủ thì địa vị cao nhất là dân, vì mọi quyền hạn là của dân, mọi lợi ích là vì dân. “Dân chủ đối lập với “quan” chủ là một quan niệm thể hiện được bản chất của khái niệm dân chủ trong cấu tạo quyền lực của xã hội. Địa vị cao nhất là dân vì “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.

Địa vị của người dân được Hồ Chí Minh nói tới một cách cụ thể, nhấn mạnh quyền dân chủ của các giai cấp, tầng lớp theo địa vị xã hội của họ. Đối với công nhân, Người khẳng định: có quyền thực sự trong xí nghiệp, làm chủ tư liệu sản xuất, làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm. Đối với nông dân, Người khẳng định: Bao giờ ở nông thôn nông dân thật sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thực sự. Phải làm cho nông dân có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc, có nhà ở thì họ mới có lực lượng dồi dào. Đối với trí thức. Người nhấn mạnh: “Chế độ ta là chế độ dân chủ tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ”". Người đề cập đến quyền bình đẳng và dân chủ của phụ nữ. “Giải phóng người đàn bà đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông”. Trong quân đội Người nhấn mạnh, “từ tiểu đội trưởng trở lên từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên... Bộ đội chưa ăn cơm cán bộ không được kêu mình đói, bộ đội chưa đủ áo mặc cán bộ không được kêu rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất tháng”.

Đối với thanh niên. Người quan niệm tuổi trẻ là dấn thân. là cống hiến. Thanh niên không nên đòi hỏi nước nhà đã làm gì cho mình, mà nên tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà. Mặt khác, Người cũng quan tâm tới quyền thanh niên được học tập, vui chơi, giải trí...

 

Địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ. Vì vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, nhiệm vụ của chính quyền dân chủ là phục vụ nhân dân. Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, có thực hiện tốt dân chủ trong Đảng mới có dân chủ trong xã hội. Còn đoàn thể là tổ chức của dân phấn đấu cho dân liên lạc mật thiết giữa dân với Chính phủ, Đảng, Nhà nước phải thực hiện những cải cách xã hội để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự.

 

Quảng cáo
close