Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người

Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người’”.

Quảng cáo

Câu hỏi. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người”?

Trả lời:

1)    Có thể hiểu quan niệm của Hồ Chí Minh về con người qua các luận điểm sau:

a)    Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người’”.

Theo định nghĩa này (duy danh), chữ người” mà Hồ Chí Minh đề cập ở đây chủ yếu là con người cộng đồng, tồn tại ở ba khu vực địa lý khác nhau (làng, nước, thế giới) được hiểu ở ba nghĩa: hẹp, rộng và rất rộng và đây chủ yếu là con người xã hội, có quan hệ xã hội và mang bản chất xã hội.

Song, sự độc đáo của cách hiểu này là ở chỗ: “Chữ người"( chữ người viết nghiêng), là chỉ cho con người cá thể (một con người), nhưng con người đó còn là một con người xã hội, là một thành viên của một cộng đồng xã hội

nhất định. Cộng đồng đó không chỉ là cộng đồng ba cấp nhà - làng - nước đã tồn tại từ lâu trong quan niệm của nhân dân ta, mà còn cụ thể hơn, rộng hơn với 5 cấp là gia đình, họ tộc, làng xóm, dân tộc và nhân loại như Hồ Chí Minh nêu trong định nghĩa. Điều này cũng có nghĩa là để thành người (chữ người) thì điều kiện cần là con người cá thể, con người sinh vật học, nhưng điều kiện đủ phải là con người xã hội. Nghĩa là nghiên cứu con người, bản chất con người phải đồng thời chú ý cả hai mặt sinh vật học và xã hội.

Cái độc đáo của định nghĩa này còn hàm chứa tiêu chuẩn con người khi nói đến nghĩa hẹp, rộng và rộng nữa, tức là nói đến khả năng phát triển của con người, đơn giản hay phong phú trình độ cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả của quá trình ứng xử, giải quyết các quan hệ xã hội xuất hiện đơn giản hay phức tạp, gia đình hay quốc gia hoặc quốc tế. Con người sẽ phát triển hơn khi được giao tiếp rộng hơn, “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Cùng dùng với thuật ngữ chữ người, gia đình, anh em. họ hàng, bầu bạn, đồng bào, nhân loại để chỉ cho “con người”, Hồ Chí Minh còn dùng các thuật ngữ khác như: dân,  dân chúng, quần chúng, sĩ nông, công, thương, già trẻ, gái, trai, cán bộ, đảng viên... cũng để nói về “con người”. Mặc dù thuật ngữ “con người" Hồ Chí Minh dùng rất ít (hai lần), nhưng thông qua các thuật ngữ trên Hồ Chí Minh đề cập đầy đủ các mặt của con người.

b)   Theo Hồ Chí Minh, con người muốn tồn tại thì phải có ăn, mặc, ở, đi lại... Đó là những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống con người. Con người sinh vật học và con người xã hội (con người trí tuệ) đểu có nhu cầu (bản năng) ăn, ở, đi lại.

Song, con người khác con vật ở chỗ. Trong con người, ý thức thay thế bản năng, hoặc bản năng của con người là bản năng đã được ý thức. Ở con người cái bản năng đã được cải tạo nhưng không hề bị xoá bỏ, nó vẫn tác động tới toàn bộ đời sống của con người. Quá trình người hoá là quá trình duy nhất diễn ra trong sự tương tác giữa yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội.

Thực ra không có hai loại con người tức con người sinh vật học và con người xã hội, cùng sống trong xã hội loài người, mà chỉ có những con người cụ thể được phát triển từ con người sinh học thành người khôn và trưởng thành, hiện tồn tại là con người trí tuệ. có ý thức.

c)   Theo Hồ Chí Minh, con người là bộ phận của tự nhiên, nhưng con người không chỉ biết thích nghi với tự nhiên, mà còn chinh phục tự nhiên: không chịu lệ thuộc vào tự nhiên, mà còn muốn cải tạo, làm chủ tự nhiên, không chỉ bằng lòng với cái tự nhiên vốn có, mà còn tạo ra cái thiên nhiên thứ hai để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Trong hoạt động đầy sáng tạo đó mỗi con người cụ thể bao giờ cũng là thành viên của một cộng đồng  xã hội nhất định, tham gia vào chinh phục, cải tạo tự nhiên theo chức năng và vai trò của cộng đồng mình.

d)   Chủ tịch Hồ Chí Minh phân biệt người này với người khác chủ yếu không phải là vấn đề chủng tộc màu da (vàng, trắng, đỏ hay đen) hoặc vấn đề dân tộc mà tự nhận thức về chủng tộc, dân tộc đi đến nhận thức về giai cấp. Đó là sự vận động của tư duy Hồ Chí Minh về vấn đề con người. Từ việc tìm câu trả lời: Vì sao người Việt Nam phải làm nô lệ phải cùng khổ, mất nước, người Việt Nam da vàng bị coi thường nhân tính cũng như nhiều dân tộc thuộc địa trên thế giới đang bị đọa đầy, Hồ Chí Minh đã thấy được rằng, chỉ có thể giải phóng giai cấp mới giải phóng được các dân tộc trên thế giới. Nhưng Người không đi tới nhận thức một cách cực đoan về vấn đề giai cấp, mà lại luôn luôn kết hợp dân tộc với giai cấp trong mọi vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có vấn đề con người.

đ) Từ các vấn đề nêu trên, bản chất con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ ràng. Hồ Chí Minh luôn luôn đặt con người, mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ ba chiếu: Quan hệ với một cộng đồng nhất định, trong đó mỗi người là một thành viên, quan hệ với một chế độ xã hội nhất định, trong đó con người được làm chủ hay bị áp bức, bóc lột; quan hệ với tự nhiên, mà con người là một bộ phận không tách rời, nhưng lạ luôn luôn “người hoá” tự nhiên trong những cộng đồng xã hội nhất định và bị quy định bởi những chế độ xã hội nhất định.

Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm mácxít về con người: “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”'.

Các quan hệ xã hội có nhiều loại, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò chi phối, quyết định các quan hệ xã hội khác, biểu hiện thành quan hệ giai cấp. Vì nó xác định con người thuộc các giai tầng xã hội khác nhau. Do vậy nói đến bản chất con người trong xã hội có giai cấp thì trước hết phải nói đến tính giai cấp của nó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khẳng định quan hệ sản xuất đã phân chia con người thành "giống người bóc  lột và giống người bị bóc lột”, đồng thời lại thấy chỉ có tổng hoà tất cả các quan hệ xã hội thì mới tạo thành bản chất con người. Người không coi nhẹ mặt quan hệ sản xuất, nhưng cũng không tuyệt đối hoá quan hệ sản xuất, và cũng không coi quan hệ sản xuất là quan hệ duy nhất tạo thành bản chất con người.

Từ đó có thể thấy rằng bản chất con người cũng biến đổi cùng với sự biến đổi của các quan hệ xã hội. Chính điều này mà Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn đề cải tạo cọn người cũ, xây dựng con người mới khi chế độ thực dân phong kiến ở nước ta đã bị lật đổ, khi cả một dân tộc đã bắt tay vào xây dựng một chế độ xã hội mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thực hiện chiến lược trồng người.

2)  Phát triển toàn diện con ngựời, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đào tạo con người phát triển toàn diện được Hồ Chí Minh khái quát trong sự nghiệp trồng người của cách mạng Việt Nam

Sự nghiệp trồng người của Hồ Chí Minh, của Đảng và toàn dân ta không chỉ giới hạn trong việc vun trồng các mầm non tương lai của nước nhà, mà tiến hành suốt quá trình phát triển của đời người nhằm hình thành ở

Việt Nam những con người mới đủ sức làm chủ cách mạng, làm chủ xã hội phát triển. Đó là những con người có giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa: có kiến thức, hiểu biết, nắm vững khoa học - kỹ thuật: có đạo đức cách mạng: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có tinh thần quốc tế trong sáng: sống có lý tưởng, có bản lĩnh, biết làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân; biết sống “mình vì mọi người, mọi người vì mình” lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả: không sợ gian khổ, khó khăn, vì lợi ích của bản thân, tập thể và xã hội: có năng lực để làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân. Điều này cũng có nghĩa là kết quả của sự nghiệp trồng người là con người mới phát triền toàn diện.

Trồng người phải được thường xuyên đẩy mạnh trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội, và phải đạt được kết quả cụ thể qua từng chặng đường của thời kỳ quá độ. Bởi vì, nếu sao nhãng trồng người nhất định sẽ dẫn đến những bất cập hơn nữa còn là những suy thoái về con người có thể gây hậu quả khôn lường.

Trồng người, phải được đặt ra trong suốt cuộc đời mỗi người. Đây là quyền lợi, cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người với sự nghiệp xây dựng đất nước. Đồng thời đó cũng là sự trưởng thành, vươn lên của mỗi người.

Những người có trách nhiệm :rồng người cũng phải được vun trồng bời quần chúng Tìhân dán. bơi tập thể người đi trồng và dưởc trồng, bíìi cuộc sông thực tiễn và sự tự vun trồng trong suốt cuộc đời của chính họ.

 

  • Các nhân tố tác động đến việc học tập, vân dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay

    Hiện nay so với thời kỳ Hồ Chí Minh sống và hoạt động đã có những biến đối rất to lớn. Thời kỳ Hồ Chí Minh bước lên vũ đài chính trị là thời kỳ chủ nghĩa xã hội ngày càng mở rộng và trở thành hệ thống thế giới. Đó cũng là thời kỳ mà các trào lưu cách mạng của thời đại, đấu tranh giai Cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc đang phát, triển mạnh mẽ, đạt được những thắng lợi chưa từng có.

  • Nội dung cơ bản hoc tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta

    Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chính là học sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác 1 Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, hình thành các luận điểm mới, cách làm mới trong cách mạng Việt Nam.

  • Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự

    Người sớm chỉ rõ: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”[1]. Do đó 'Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền"

  • Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là một bộ phận hữu cơ cực kỳ quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Đó không phải là tư tưởng thuần túy quân sự mà luôn luôn là tư tưởng quân sự chính trị. Tư tưởng quân sự xuất phát từ tư tưởng chính trị, quân sự gắn bó chặt chẽ với chính trị

  • Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng thế hệ cách mạng cho đời sau

    Lịch sử là sự kế tục tiếp diễn giữa các thế hệ. Nhưng sự kế tục lịch sử bao hàm sự kế tục cách mạng lại đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chủ động, tự giác và chắc chắn. Tiến trình phát triển, lịch sử vận động không theo một con đường thẳng. Những người cộng sản vốn ý thức được quy luật vận động của lịch sử thông qua hoạt động có ý thức của con người.

Quảng cáo
close