Phong trào dân chủ 1936 -1939 - Lịch sử lớp 12Tóm tắt mục II. Phong trào dân chủ 1936-1939 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mục 1 1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936 Tháng 7/1936 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc) dựa trên Nghị quyết Đại hội 7 của Quốc tế cộng sản, đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh: - Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là: chống đế quốc và phong kiến. - Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. - Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. - Mặt trận: Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là “Mặt trận dân chủ Đông Dương”. Mục 2 2. Những phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ. a) Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ - Phong trào Đông Dương đại hội (giữa năm 1936). - Phong trào đón rước phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương (đầu năm 1937). - Tổng bãi công của công nhân công ty Hòn Gai (11/1936) và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi - Vinh (7/1937). - Cuộc mít tinh của hơn 2.5 vạn người tại Khu Đấu Xảo (Hà Nội, 1/5/1938). Mít tinh tại Khu Đấu Xảo nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5/1938) b) Đấu tranh nghị trường - Đảng vận động để đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì (1939), nhằm mục đích: + Mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ. + Vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai. + Bênh vực quyền lợi của nhân dân lao động. c) Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí - Đảng đã xuất bản nhiều tờ báo công khai, như: Tiền Phong, Dân chúng, Tin tức,... - Xuất bản nhiều sách chính trị - lí luận, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, thơ cách mạng,...
Báo Dân chúng ra đời trong Phong trào dân chủ 1936 - 1939 * Nhận xét: - Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. - Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp. - Chính quyền thực dân đã phải giải quyết một phần yêu sách của nhân dân như: nới rộng quyền xuất bản báo chí, tự do đi lại, thả một số từ chính trị… Mục 3 3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939 a) Ý nghĩa lịch sử - Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ. - Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. - Cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành và tích lũy bài học kinh nghiệm. - Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. b) Bài học kinh nghiệm - Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. - Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp. - Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động. - Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc… - Là một cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. Mục 4 4. Mở rộng * So sánh phong trào 1930 – 1931 với phong trào dân chủ 1936 – 1939:
* Nhận xét: - Sự khác nhau giữa phong trào 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 cho thấy do hoàn cảnh thế giới và trong nước khác nhau, nên chủ trương sách lược, hình thức tập hợp lực lượng và hình thức đấu tranh phải khác nhau mới phù hợp. - Chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1936 - 1939 chỉ có tính chất sách lược nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình mới, tạo ra cao trào đấu tranh sôi nổi. Qua đó chứng tỏ Đảng ta đã trưởng thành, có khả năng đối phó với mọi tình huống, đưa cách mạng tiến lên không ngừng. ND chính
Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy Phong trào dân chủ 1936-1939 Loigiaihay.com
Quảng cáo
|