Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Dân cư ngụ là nhưng người vốn từ nơi khác đến. Vì thế, dân cư ngụ không có ruộng đất, những thứ vô cùng quan trọng đối với người nôn dân thời xưa.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài: Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân 

Dàn ý

1. Lai lịch, ngoại hình:

- Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Dân cư ngụ là nhưng người vốn từ nơi khác đến. Vì thế, dân cư ngụ không có ruộng đất, những thứ vô cùng quan trọng đối với người nôn dân thời xưa. Đã vậy, họ còn bị phân biệt đối xử, thường phải ở nơi bìa làng, hoặc ở chỗ hẻo lánh. Nhà cửa của anh ta, cái được gọi là “nhà” thì luôn vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Hơn nữa, vì là dân ngụ cư, Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về.

- Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Mỗi buổi chiều về, hắn bước ngật ngưỡng trên con đuờng khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào bên trong bến. Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn… Còn đầu của Tràng thì cạo trọc nhẵn, cái lưng to rộng như lưng gấu, ngay cả cái cuời cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệnh.

2. Tính cách

- Tràng là người vô tư, nông cạn.

+ Tràng là người hầu như không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình. Anh ta thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy. Mỗi lần Tràng đi làm về, trẻ con trong xóm cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn dốc chợ đi xuống là ùa ra vây lấy hắn, reo cười váng lên. Rồi chúng, đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Khi ấy, Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch. Anh với lũ trẻ con như anh em, bè bạn và cái xóm ngụ cư ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một chút.

+ Ngay cả chuyện quan trong như lấy vợ, Tràng cũng chỉ quyết định trong chốc lát. Đó là lần gò lưng kéo cái xe thóc vào dốc tỉnh, Tràng hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Chủ tâm của anh ta là vui đùa. Thế rồi, một người đàn bà đang đói bám lấy để được ăn bánh, Tràng cũng vui vẻ chấp nhận. Lần thứ hai, cô ta tới ăn vạ, Tràng chấp nhậ đưa về nhà để thành… vợ chồng! Thật, xưa nay chưa có ai quyết định việc lấy vợ nhanh chóng như Tràng!

- Tràng là người đàn ông nhân hậu phóng khoáng.

+ Thật ra, ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ. Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn. Khi thấy thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận. Tràng lấy vợ trước hết vì lòng thương đối với một con người đói khát hơn mình.

+ Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc: Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê… Anh còn mua 2 hào dầu thắp để vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí.

+ Lấy nhau chẳng phải vì tình, lại “nhặt vợ” một cách dễ dàng, nhưng không vì thế mà Tràng coi thường người vợ của mình. Anh muốn làm cho người ấy được vui (khoe mua dầu về thắp sáng), có lúc muốn thân mật nhưng không dám suồng sã. Tràng trân trọng, nâng niu hạnh phúc mà mình có được: Trong lúc Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghò khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt ve nhẹ trên sống lưng.

- Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm.

+ Anh ngoan ngoãn với mẹ, tránh gợi niềm tủi hờn ở người khác. Đặc biệt, đối với Tràng, có vợ là bước sang một quãng đời khác: Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong mơ đi ra.

+ Từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết việc trước mắt, sống vô tư, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời. Khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt ra nghĩ ngợi, đây là điều hiếm có đối với Tràng xưa nay. Trong ý nghĩ cua anh lại vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm keo nhau đi trên đê Sốp để cướp kho thóc của Nhật và đằng trước là lá cờ đỏ to lắm. Tràng nhớ tới cảnh ấy và lòng ân hận, tiếc rẻ và trong óc vẫn thấy đám người đói và lá cờ bay phấp phới… Tràng đã mở đầu cho câu chuyện Vợ nhặt bằng những bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào buổi chiều chạng vạng mặt người và cũng chính anh đã kết thúc câu chuyện ấy vào buổi sớm mai với một hình ảnh mới lạ về đoàn người nghèo đói vùng lên dưới bóng lá cờ đỏ bay phất phới.

  3. Số phận:

  - Cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Khi chưa có nạn đói thì nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ (con trai lão Hạc trong tác phẩm cùng tên Nam Cao cũng vì nghèo không lấy vợ, phẫn chí mà bỏ đi làm mộ phu), trong nạn đói lại lấy vợ, niềm hạnh phúc đan xen với bất hạnh.

  - Cuộc đời của những người như Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến của cả xã hội sẽ sống mãi trong sự tăm tối, đói khát. Ở Tràng, tuy chưa có được sự thay đổi đó, nhưng cuộc sống đã bắt đầu hé mở cho anh một hướng đi. Đó là con đường đến với cách mạng một cách tự nhiên và tất yếu mà những người như Tràng sẽ đi và trong thực tế lịch sử, người nông dân Việt Nam đã đi.

  4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn

  - Kim Lân đã khắc hoạ nhân vật Tràng với đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động, đặc biệt là diễn biến tâm trạng của Tràng bằng ngòi bút sắc sảo. Anh chàng phu xe cục mịch nhưng có một đời sống tâm lý sống động, khi hãnh diện cái mặt vênh vênh tự đắc với mình bởi vừa mới nhặt được vợ, lúc lật đật chạy theo người đàn bà, như người xấu hổ chạy trốn, hay lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia, cũng có khi lòng quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, chie còn tình nghĩa. Anh thô kệch nhưng không sỗ sàng, trái lại biết ngượng ngịu, biết sợ, nhất là biết lo nghĩ cho cuộc sống về sau.

   - Qua nhận vật Tràng, không những nhà văn phản ánh một mặt trận đen tối trong hiện thực xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của họ. Kim Lân đã tiếp nối những trang viết giàu chất nhân bản về người lao động bình thường của những nhà văn trước đó như Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Nam Cao…

Bài mẫu

Bài văn tham khảo số 1

       Kim Lân là nhà văn có sở trường viết về đề tài người nông dân và nông thôn Việt Nam. Truyện của Kim Lân mộc mạc giản dị, chân thành mà sâu sắc, ý nghĩa. Truyện ngắn của Kim Lân luôn ca ngợi được vẻ đẹp của tình người và sự sống bất diệt, đem đến một vẻ đẹp nhân văn sâu sắc cho người đọc. Truyện nắn Kim Lân có nhiều sáng tạo và việc sáng tạo ra nhân vật Tràng trong truyện ngắn ‘Vợ nhặt’ là một điều chú ý và gây tiếng vang lớn cho sự thành công của tác phẩm nói chung và tên tuổi tác giả nói riêng.

       Nạn đói năm 1945 đã để lại nỗi ám ảnh trong Kim Lân, ông có viết ‘Xóm ngụ cư’. Sauk hi hòa bình lập lại thì Kim Lân in tập ‘Con chó xấu xí’(1962). Và tác phẩm ‘Vợ nhặt’ được xem là một trong những tác phẩm có giá trị trong tập truyện.

       Khi nói về hiện thực nạn đói năm 1945. Kim Lân đã đứng trước thử thách không nhỏ bởi có rất nhiều tác giả xuất sắc và thành công khi viết về đề tài này. Tuy nhiên, bằng tài năng sáng tạo và tấm lòng nhân đạo sâu sắc Kim Lân đã viết rất thành công về hiện thực nạn đói năn 1945 một cách mới mẻ, độc đáo. Hơn nữa nhà văn còn viết về hiện thực nạn đói đó để khẳng định đẹp nhất giá trị của sự sống, tình người bất diệt. Để mỗi khi đọc ‘Vợ nhặt’ của Kim Lân ta không hề cảm thấy bi quan, chán nản mà luloon thêm tự hào, tin vào tình người, tin vào con người Việt Nam. Mọi ý nghĩa to lớn đều được nhà văn gửi gắm trọn vẹn vào nhân vật Tràng trong tác phẩm. Có thể nói đây là nhân vật trung tâm của truyện ngắn tiêu biểu cho tinh thần nhân đạo, chủ nghĩa hiện thực cũng như phong cách nghệ thuật độc đáo.

       Nhân vật Tràng hiện thân cho cuộc sống nghèo khổ, lam lũ. Tràng là nhân vật tiêu biểu cho người nông dân trong nạn đói năm 1945. Ngay tên gọi nhân vật đã ẩn chứa sự lam lũ, vất vả tiêu biểu cho những người dân trước cách mạng. Tràng nhà nghèo là người ngụ cư, mà người ngụ cư không được coi trọng. Căn nhà của Tràng ở ‘đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lởm chởm những búi cỏ dại’, trong căn nhà ấy mọi thứ đều rất sơ sài, chẳng có gì. Chỉ cần một hình ảnh này nhà văn đã phần nào phản ánh được chân thực cuộc sống nghèo khổ cơ cực của mẹ con Tràng. Nhất là nạn đói năm 1945, thì cái chết cận kề đe dọa. Xóm ngụ cư của Tràng ở hiện lên với hình ảnh ‘xanh xám, đi lại như những bóng ma’. Những xác chết nằm ben đườngkhông gian bao trùm mùi gây của xác người, rác rưởi,…Tất cả không gian, cảnh tượng ấy càng tô đậm thêm sự nghèo khổ, lam lũ của Tràng. Kim Lân đã sang tạo cho người đọc một sự ám ảnh sâu sắc về hiện thực nạn đói. Từ đó nhà văn nhận được sự đồng cảm, yêu thương của bạn đọc đối với số phận của những con người.

       Tình người rất chân thành, xúc động mà rất cao đẹp sâu sắc. Kim Lân không chỉ dừng lại để phản ánh cuộc sống nghèo khổ cơ cực của nhân vật và tác giả muốn ca ngợi, khẳng định được vẻ đẹp tình người sâu sắc mà ý nghĩa của Tràng.

       Trong tình cảnh của sự đói khát và cái chết cận kề, người ta nuôi mình đã khó chứ chẳng ai dám nghĩ đến việc đi lấy vợ. Hơn nữa trong hoàn cảnh người ta thường ích kỉ, hẹp hòi. Vậy mà Tràng vẫn ‘nhặt vợ’ đây là một trong những thành công của tác giả là việc tạo nên một tình huống độc đáo: Tràng nhặt được vợ để từ đó đã làm nổi bật khao khát hạnh phúc, tình yêu thương, cưu mang đùm bọc lẫn nhau của những con người đói trong nạn đói 1945. Ngay nhan đề ‘Vợ nhặt’ đã ẩn chứa một tình huống đặc sắc như thế. ‘Nhặt’ tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ một đồ vật. Trong cảnh đói năm 1945, người dân lao động nghèo khóc dường như khó ai thoát khỏi cái chết, giá trị một con người trở nên thật rẻ rúng, người ta có thể có vợ theo, chỉ nhờ có mấy bát bánh đúc ngoài chợ.Như vậy thì cái thiêng liêng (vợ) đã trở thành quá rẻ rúng (nhặt). Nhưng tình huống truyện còn có một mạch khác: chủ thể của hành động “nhặt” kia là Tràng- một gã trai nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, đang thời đói khát mà đột nhiên lấy được vợ, thậm chí được vợ theo thì quả là điều hiếm có. Và lạ tới mức nó tạo nên hàng loạt những kinh ngạc cho hàng xóm, bà cụ Tứ – mẹ Tràng và chính bản thân Tràng nữa.

Nguồn: Sưu tầm

Xem bài văn tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Bài tham khảm số 3


Loigiaihay.com

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close