Thành ngữ Nước mắt cá sấu dùng để chỉ sự dối trá hoặc cảm xúc giả tạo. Đó là những hành vi của kẻ giả nhân giả nghĩa, giả vờ khóc lóc để che giấu đi điều ác mà mình đã làm.
Giải thích thêm
Cá sấu: loài bò sát lớn, tính dữ, hình dạng giống thằn lằn, mõm dài, đuôi khoẻ, da sần sùi, thường sống ở các vùng sông nước và đầm lầy vùng nhiệt đới
Dối trá: giả dối, có ý lừa lọc
Giả tạo: không thật, được tạo ra một cách không tự nhiên
Giả nhân giả nghĩa: tỏ vẻ tử tế để lừa dối người khác
Đặt câu với thành ngữ:
Hắn ta lại dùng nước mắt cá sấu để có được sự thông cảm của mọi người.
Đó chỉ là những giọt nước mắt cá sấu thôi.
Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:
Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm
Khẩu phật, tâm xà
Tham khảo thêmCâu chuyện nước mắt cá sấu
Cá sấu là loài vật to khỏe và hung dữ bậc nhất. Chúng có thể tấn công và bắt những con vật to lớn như trâu, bò, hươu, nai. Con người nếu không may rơi vào tầm ngắm của nó thì cũng chẳng thoát khỏi tai họa.
Có một điều lạ lùng là khi nuốt trọn con mồi, khóe mắt cá sấu lại chảy ra những giọt nước mắt. Trông giống như chúng đang khóc thương cho những con mồi ấy nhưng thực chất thì chỉ là phản ứng sinh học. Phản ứng này giúp cho cá sấu tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Chính vì thế, người xưa liên tưởng hiện tượng này với tính giả dối, vờ vịt xót thương của kẻ ác.
Thành ngữ chỉ sự kiên cường, nghị lực phi thường của con người khi đối diện với những thử thách. Họ chấp nhận chịu đựng gian lao, khó khăn, đau khổ với mục đích đạt được thành công.
Thành ngữ nói về việc chúng ta nên chăm chỉ làm lụng, tích cóp, gom góp, tiết kiệm từng chút một, rồi sau này chắc chắn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
Thành ngữ chỉ sự tương đồng, cân bằng, không xác định hơn thua giữa hai đối tượng. Thông thường, thành ngữ này sử dụng trong việc so sánh về trí tuệ, sức mạnh, địa vị,... giữa hai người.