Thành ngữ ý chỉ những người tiêu xài hoang phí, làm đến đâu tiêu hết đến đấy thì sau này sẽ nhanh hết tiền và trở nên nghèo khó, túng quẫn.
Giải thích thêm
No: ăn no.
Ngày tết: những ngày vào dịp Tết, đầu xuân năm mới.
Đói: cảm giác bụng cồn cào do bị thiếu thức ăn.
Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, tác giả dân gian mượn hình ảnh người dân lao động xưa cố gắng chắt bóp tiền để chi tiêu thoải mái, ăn no mặc đẹp vào ba ngày tết, sau đó thì hết tiền và nhịn đói vào những ngày tháng tiếp theo để ẩn dụ cho những con người tiêu hoang, không nghĩ đến dành dụm.
Đặt câu với thành ngữ:
Anh ta làm được bao nhiêu tiền thì tiêu sạch bấy nhiêu, cuối cùng rơi vào cảnh no ba ngày tết, đói ba tháng hè.
Cô ấy bị mọi người phê bình vì thói tiêu hoang, no ba ngày tết, đói ba tháng hè.
Bây giờ, khi đang cần tiền để vượt qua căn bệnh, tôi mới ân hận vì trước kia đã không biết tiết kiệm, no ba ngày tết, đói ba tháng hè.
Thành ngữ chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, thỏa mãn về vật chất, được ăn no, ăn ngon. Bên cạnh đó, thành ngữ còn nói về những người sống quá sung sướng mà lại đòi hỏi cao hơn, lười lao động, dậm chân tại chỗ.
Thành ngữ chỉ những người không có khả năng tiếp thu ý kiến của người khác, dù người đó có được dạy dỗ đến đâu thì cũng vô ích, ví như nước đổ vào đầu con vịt.
Thành ngữ có hàm ý nói về việc chúng ta hết lòng dạy bảo, khuyên răn ai đó, nhưng người ấy lại không chịu tiếp thu, kết quả là tốn công vô ích, ví như nước đổ lên lá khoai/ lá môn rồi lại trôi xuống đất.
Thành ngữ nói về việc chúng ta muốn cứu giúp một ai đó nhưng lại hoàn toàn bất lực, không thể giúp đỡ hoặc không kịp giúp đỡ được vì khoảng cách địa lý xa xôi.