Những nét mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đạia) Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất - Thứ nhất, cách mạng công nghệ thông tin và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành lớn nhất và ngành tăng trưởng nhanh, nhất là vào nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Quảng cáo
a) Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất - Thứ nhất, cách mạng công nghệ thông tin và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành lớn nhất và ngành tăng trưởng nhanh, nhất là vào nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Cùng với sự lan rộng trên toàn cầu của cách mạng công nghệ thông tin, các ngành công nghệ cao mới khác như sinh học, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, hàng không vũ trụ... cùng đang phát triển mạnh mẽ. Sự tiến bộ và những bước đột phá của khoa học kỹ thuật đã mở ra không gian rộng lớn mới cho sự phát triển của sức sản xuất. - Thứ hai, giáo dục - đào tạo được tăng cường làm cho tố chất công nhân được nâng cao, từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh. b) Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra 200 năm trước, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, cách mạng công nghệ thông tin hiện nay đang thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Trong kinh tế tri thức, vai trò của tri thức (và kỹ thuật) đã cao hơn các yếu tố như nguồn tài nguyên tự nhiên và vốn, trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất. Vận hành của kinh tế tri thức chủ yếu không còn do người lao động cơ bắp thao tác máy móc mà chủ yếu do những người lao động trí óc trong các ngành thiết kế, nghiên cứu phát triển cũng như truyền bá tri thức thúc đẩy. Cùng với sự chuyển đổi loại hình kinh tế, kết cấu ngành nghề của chủ nghĩa tư bản cùng được điều chỉnh và nâng cấp hơn, chuyển sang dịch vụ hóa và công nghệ cao hóa. Điều này thể hiện ở chỗ: trong ba ngành nghề lớn, vị trí của nông nghiệp hạ thấp vị trí của dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ có liên quan đến công nghệ mới được tăng lên. c) Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp - Thứ nhất, quan hệ sở hữu cũng có những thay đổi, biểu hiện nổi bật là sự phân tán quyền nắm cổ phiếu tăng lên. Phân tán hóa quyền khống chế cổ phiếu có lợi cho cải thiện quan hệ giữa chủ xí nghiệp và công nhân. Nhưng trên thực tế, công nhân là cổ đông nhỏ, không thể cùng với nhà tư bản phân chia quyền lực, nên phân tán hóa quyền khống chế cổ phiếu cũng không thể làm thay đổi địa vị làm thuê của người lao động. - Thứ hai, kết cấu giai cấp cũng đã có những biến đổi lớn, các giai cấp, tầng lớp, đoàn thể xã hội và tập đoàn cùng tồn tại và tác động lẫn nhau. Nổi bật nhất là sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu (hay còn gọi là giai cấp trung sản), chiếm khoảng 40-50% dân số. Trên thực tế, phần lớn trong số này có cổ phiếu hoặc một phần vốn, rất nhiều trong số họ là phần tử tri thức hoặc nhân viên chuyên ngành, có địa vị nghề nghiệp khá tốt, đã không còn là giai cấp vô sản theo quan niệm truyền thống nữa. Thứ ba, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất và sợ điều chỉnh về quan hệ sản xuất, thu nhập bằng tiền lương của người lao động cũng có được mức tăng trưởng khá lớn. Tất cả những điều này cho thấy, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tại nhưng nhờ những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về quan hệ sản xuất, mà bắt nguồn từ những thay đổi trong quan hệ sở hữu, nên đã phần nào xoa dịu được tính gay gắt của mâu thuẫn này. Những điều chỉnh đó nói lên rằng chủ nghĩa tư bản muốn tồn tại và phát triển cũng phải lo giải quyết các vấn đề xã hội, giải quyế mối quan hệ giữa tư bản và lao động, song song với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất và cuộc đấu tranh bền bỉ của giai cấp công nhân. d) Thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn Trong điều kiện mới của cách mạng khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức, thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ các doanh nghiệp đã thực hiện các bước điều chỉnh và cải cách lớn. - Thứ nhất, doanh nghiệp cải cách cơ chế quản lý, thiết lập cơ cấu tổ chức hàng ngang và mạng lưới. Phương hướng cải cách là xóa bỏ hệ thống kiểu kim tự tháp truyền thống như tập trung quá lớn quyền lực, đa tầng thứ và theo chiều dọc, thay thế bằng hệ thống kiểu mạng lưới phân quyền, ít tầng thứ và theo chiều ngang nhằm giảm bớt khâu trung gian, thông tin thuận lợi, đơn giản trình tự quyết sách, phát huy đầy đủ tính chủ động và trách nhiệm của toàn thể công nhân nhằm nâng cao hiệu quả công tác. - Thứ hai, dùng công nghệ cao cải cách cơ chế quản lý sản xuất. Để thích ứng với những thay đổi từ thể chế sản xuất theo "đơn đặt hàng", doanh nghiệp thiết lập hệ thống sản xuất linh hoạt, hệ thống sản xuất bằng máy tính, chế độ cung cấp thích hợp và cơ chế phát triển theo nhu cầu (tức khâu sản xuất càng gần gũi với khách hàng hơn). -Thứ ba, thực hiện cải cách quản lý lao động lấy con người làm gốc, yêu cầu đối với công nhân chủ yếu không phải là điều kiện thế lực mà là phải có kỹ năng và tri thức cao hơn để họ phát huy tính chủ động và tính sáng tạo, từ đó nâng cao năng suất lao động và tăng cường thế cạnh tranh của doanh nghiệp. - Thứ tư, thay đổi hình thức tổchức doanh nghiệp xuất hiện xu thế hai loại hình lớn hóa và nhỏ hóa cùng hỗ trợ nhau tồn tại. Các doanh nghiệp lớn đã không ngừng mở rộng ưu thế về quy mô, tăng cường sức mạnh thị trường của công ty. Đồng thời, các doanh nghiệp nhỏ linh hoạt hơn, có tinh thần sáng tạo hơn cũng được phát triển mạnh mẽ, làm cho kinh tế tư bản chủ nghĩa có sức sống và hiệu quả cao. đ) Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường - Thứ nhất, kịp thời điều chỉnh chiến lược tổng thể phát triển kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh tổng thể của quốc gia. Những năm 90 của thế kỷ XX, việc thiết lập thị trường chung châu Âu và sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu, bất kể đối với châu Âu hay đối với cả thế giới, đều có ý nghĩa không thể xem nhẹ. - Thứ hai, sự lựa chọn chính sách thực dụng. Những năm 90 của thế kỷ XX, dù là Mỹ hay châu Âu đều áp dụng mô hình chính sách "Con đường thứ ba", trên thực tế là sự dung hòa quan niệm giá trị truyền thống và chủ trương chính trị của chủ nghĩa tự do với một số biện pháp của chủ nghĩa bá thủ mới, đóng vai trò tích cực cho việc xoa dịu những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản hiện nay. - Thứ ba, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế khác nhau của từng thời kỳ, vận dụng linh hoạt chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, kịp thời điều chỉnh mâu thuẫn cung cầu trong xã hội và mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội khác nhau. e) Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế Các công ty xuyên quốc gia (TNC) là các công ty tư bản độc quyền bành trướng thế lực ra nước ngoài dưới hình thức cài cắm nhanh. Hiện tại, các công ty xuyên quốc gia được nhà nước ở các nước tư bản chủ nghĩa nâng đỡ, thông qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên quy mô lớn, các công ty xuyên quốc gia mua và thôn tính các tài sản ở nước ngoài, không ngừng tăng cường thực lực, mở rộng thị phần. Cùng với sự phát triển nhanh của toàn cầu hóa kinh tế, ngày càng nhiều xí nghiệp trong nước trở thành công ty xuyên quốc gia. Dựa vào thực lực hùng hậu của bản thân, các công ty xuyên quốc gia đã trở thành lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa tư bản độc quyền liên quốc gia phát triển. Do có thực lực kinh tế, chính trị hùng mạnh, hệ thống sản xuất, tiêu thụ,d ịch vụ, nghiên cứu khoa học, thông tin toàn cầu hóa, các công ty xuyên quốc gia đã có tác động lớn đến các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và thế lực của họ đã thâm nhập các lĩnh vực trên toàn thế giới. g) Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhà nước của các quốc gia tư bản chủ nghĩa ngày càng chú trọng phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô. Vì vậy, những xung đột kinh tế như chiến tranh mậu dịch, chiến tranh tỷ giá hối đoái, chiến tranh lãi suất mà trước đây thường có giữa các nước phương Tây đã giảm xuống. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước phương Tây đã giảm xuống và thường áp dụng hình thức thương lượng thỏa hiệp chứ không đối kháng gay gắt như trước. Những năm gần đây, phối hợp và hợp tác quốc tế được tăng cường rõ rệt, hiệu quả cũng không ngừng được nâng cao. (Ví dụ như: sự phối hợp giữa các nước tư bản về chính sách tài chính, tiền tệ sau "sự kiện 11-9-2001", sự phối hợp giữa Mỹ, EU và Nhật Bản để tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng tài chính tiền tệ trên quy mô toàn cầu năm 2008). Vai trò của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế phát huy tác dụng ngày càng nổi bật khi điều tiết quan hệ kinh tế quốc tế và trở thành một trong những chủ thể mới điều tiết quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa (chẳng hạn Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tham gia một cách toàn diện vào công việc cứư viện trong khủng hoảng lái chính châu Á đã giúp các nước hội viên khắc phục khó khăn tạm thời về thu chi tài chính quốc tế). Tăng cường điều tiết và phối hơp quốc tế có vai trò không thể xem nhẹ trong việc xoa dịu mâu thuẫn bên trong và bên ngoài các nước tư bản chủ nghĩa, tạo không gan phát triển rộng lớn hơn cho chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản ngày nay, với những thành tựu đáng kể của nó, là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Còn cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra bằng phương pháp hòa bình hay bạo lực, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung trong từng thời điểm, vào sự lựa chọn của các lực lượng cách mạng. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|