Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần?
- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị,
Đề bài
Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
dựa vào những kiến thức đã học bài 10, 13, 20 để so sánh, đánh giá.
Lời giải chi tiết
* Giống nhau:
- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.
- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
* Khác nhau:
Thời Lý - Trần |
Thời Lê sơ |
- Bảo vệ quyền lợi tư hữu, giai cấp thống trị - Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ |
- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế. - Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. - Hạn chế phát triển nô tì. - Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn bộ luật trước đó. |
Loigiaihay.com
-
Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có điểm gì khác nhau?
- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt
-
Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm nào ?
- Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ
-
Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng thời Lý - Trần và Lê sơ.
Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng thời Lý - Trần và Lê sơ.
-
Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý - Trần ?
Còn điểm khác nhau là thời Lê sơ nền kinh tế Đại Việt phát triển mạnh mẽ hơn.
-
Xã hội thời Lý -Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào ? Có gì khác nhau và giống nhau ?
- Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội.