Mục I - Phần A - Trang 30, 31 Vở bài tập Vật lí 8

Giải trang 30, 31 VBT vật lí 8 Mục I - Khi nào có lực ma sát (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 6

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

I - KHI NÀO CÓ LỰC MA SÁT

1. Lực ma sát trượt

C1.

Hãy tìm ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống và kĩ thuật.

Lời giải chi tiết:

- Khi phanh xe, bánh xe ngừng quay. Mặt lốp trượt trên đường xuất hiện ma sát trượt làm xe nhanh chóng dừng lại.

- Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục

- Ma sát giữa dây cung ở cần kéo của đàn nhị, violon… với dây đàn.

2. Lực ma sát lăn

C2.

Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát lăn trong đời sống và kĩ thuật.

Lời giải chi tiết:

- Trong kĩ thuật: Ma sát sinh ra ở các viên bi đệm giữa trục quay với ổ trục.

- Trong đời sống:

  + Khi dịch chuyển vật nặng có thể kê những thanh hình trụ làm con lăn. Ma sát giữa con lăn với mặt trượt là ma sát lăn.

  + Khi lăn một thùng phuy trên mặt sàn, lực ma sát giữa vỏ thùng phuy với mặt sàn là lực ma sát lăn.

C3.

Trong các trường hợp vẽ ở hình 6.1, trường hợp nào có lực ma sát trượt, trường hợp nào có lực ma sát lăn ?

Từ hai trường hợp trên em có nhận xét gì về cường độ của lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.

Lời giải chi tiết:

Hình 6.1a SGK, ba người đẩy hòm trượt trên mặt sàn, khi đó giữa mặt sàn với hòm có ma sát trượt.

Hình 6.1b SGK, một người đẩy hòm nhẹ nhàng do có đệm bánh xe, khi đó giữa bánh xe với mặt sàn có ma sát lăn.

Từ hai trường hợp trên, chứng tỏ độ lớn ma sát lăn rất nhỏ so với ma sát trượt.

3. Lực ma sát nghỉ

C4.

Tại sao trong thí nghiệm hình 6.2 SGK, mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên?

Lời giải chi tiết:

- Hình 6.2 SGK, mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật nặng vẫn đứng yên vì giữa mặt bàn và vật xuất hiện 1 lực cản. Lực này tác dụng lên vật và cân bằng với lực kéo để giữ cho vật đứng yên. Lực này được gọi là lực ma sát nghỉ.

- Khi tăng lực kéo thì số chỉ lực kế tăng dần, vật vẫn đứng yên, chứng tỏ lực cản lên vật cũng có cường độ tăng dần. Điều này cho biết: lực ma sát nghỉ có cường độ thay đổi theo lực tác dụng lên vật. 

C5.

Hãy tìm ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống và kĩ thuật.

Lời giải chi tiết:

- Trong dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm (như bao xi măng, bao đường, các linh kiện,...) di chuyển cùng với băng truyền tải nhờ lực ma sát nghỉ.

- Trong đời sống, nhờ ma sát nghỉ người ta mới đi lại được, ma sat nghỉ giữ bàn chân không bị trượt khi bước trên mặt đường.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close