Câu 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 phần bài tập trong SBT – Trang 33 Vở bài tập Vật lí 8

Giải bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 phần bài tập trong SBT – Trang 33 VBT Vật lí 8.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1. Bài tập trong SBT

6.1.

Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát ?

A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.

B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày.

CLực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.

D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.

Phương pháp giải:

Nhận diện lực ma sát: các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó được gọi là lực ma sát.

Lời giải chi tiết:

Chọn C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn không phải lực ma sát, đó là lực đàn hồi.

Các trường hợp còn lại là lực ma sát, nó cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với vật đang xét.

6.2.

Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát ?

A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.

B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.

C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.

Phương pháp giải:

Lực ma sát phụ thuộc vào tính chất nhám/ nhẵn bề mặt tiếp xúc, lực ép lên mặt tiếp xúc; không phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc.

Lời giải chi tiết:

Chọn C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

A sai vì khi tăng độ nhám của mặt tiếp xúc, lực ma sát tăng.

B sai vì khi tăng lực ép lên mặt tiếp xúc, lực ma sát tăng.

D sai vì lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc.

6.3.

Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng ?

A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.

B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.

Phương pháp giải:

Lực ma sát cản trở chuyển động của vật lên bề mặt vật khác, ngược hướng với hướng chuyển động của vật.

Lời giải chi tiết:

Chọn D

A. sai. Lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của vật.

B. sai. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

C. sai. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

D. đúng. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.

6.4.

Một ôtô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ôtô là 800N.

a) Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ôtô (bỏ qua lực cản của không khí).

b) Khi lực kéo của ôtô tăng lên thì ôtô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi.

c) Khi lực kéo của ôtô giảm đi thì ôtô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi.

Phương pháp giải:

Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì nếu vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, nếu vật chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.

Khi vật chịu tác dụng của 2 lực không cân bằng thì vật sẽ chuyển động theo hướng của lực có độ lớn lớn hơn.

Lời giải chi tiết:

a) Ôtô chuyển động thẳng đều khi lực kéo cân bằng với lực ma sát:

Fms = Fk = 800N

b) Lực kéo tăng (Fk >Fms) thì ôtô chuyển động nhanh dần.

c) Lực kéo giảm (Fk <Fms) thì ôtô chuyển động chậm dần.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close