Mọi quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều tuân theo những quy luật cơ bản nào? Vị trí của mỗi quy luật đó đối với quá trình vận động, phát triển? Cho ví dụ

Theo phép biện chứng duy vật, mọi quá trình vậ động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều tuân theo ba quy luật cơ bản, đó là: Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn tới những biến đổi về chất và ngược lại; Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; Quy luật phủ định của phủ định.

Quảng cáo

-     Theo phép biện chứng duy vật, mọi quá trình vậ động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều tuân theo ba quy luật cơ bản, đó là: Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn tới những biến đổi về chất và ngược lại; Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; Quy luật phủ định của phủ định.

-      Vị trí của mỗi quy luật đối với các quá trình vận động, phát triển:

+ Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn lối những biến đổi về chất là quy luật về phương thức cơ bản của vận động, phát triển. Phương thức đó là từ những quá trình thay đổi về lượng của sự vật tất yếu sẽ dẫn tới những thay đổi về chất và ngược lại, chất mới lại tạo ra những điều kiện mới làm cho lượng của sự vật mới có những biến đổi mới,...

Ví dụ, quá trình tích tụ “tư bản” (vốn đầu tư kinh doanh dể tìm kiếm lợi nhuận) đến một giới hạn cần thiết sẽ có thể nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp; ngược lại, sự tăng cường sức cạnh tranh của nó lại tiếp tục tạo ra khả năng tăng cường tốc độ và quy mô tích tụ tư bản mới,...

+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của (giữa) các rnặt đối lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản của mọi quá trình vận động, phát triển. Theo quy luật này sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (“mâu thuẫn” hiểu theo nghĩa biện chứng) đóng vai trò là nguồn gốc, động lực cơ bản của mọi quá trình vận động phát triển.

Ví dụ, quá trình phát triển của các giống loài có nguồn gốc, động lực cơ bản từ sự vận động của hệ thống mâu thuẫn giữa cơ thể sống và môi trường, đồng hoá và dị hoá, biến dị và di truyền,...

+ Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng chung của mọi sự phát triển. Theo quy luật này, mọi quá trình phát triển đều diễn ra theo khuynh hướng cơ bản là vận động từ thấp đến cao thông qua nhiều lần phủ định biện chứng - đó cũng chính là quá trình diễn ra theo tính chu kỳ - chu kỳ có tính chất “phủ định của phủ định”.

Ví dụ, quá trình tái sản xuất xã hội: ...{- sản xuất [- phân phối - trao đổi - tiêu dùng -] - sản xuất}...

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close