Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toànTóm tắt mục II. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn Quảng cáo
II. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn 1. Hoàn cảnh lịch sử - Hiệp định Pari 1973, ta đã “đánh cho Mĩ cút”. - Ngày 29-3-1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta, nhưng Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn. Quân đội Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam - Được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định. - Chúng huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở rộng những cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng của ta. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxơn. - Việc kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và việc quân Mĩ rút khỏi nước ta đã tạo nên sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam chống âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. 2. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn - Trong cuộc đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, chống âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” những tháng đầu sau khi kí Hiệp định, quân dân ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu phá hoại Hiệp định, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc,... nên tại một số địa bàn quan trọng, chúng ta bị mất dần. * Chủ trương của Đảng - Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nêu rõ: + Kẻ thù của nhân dân Việt Nam là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. + Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. + Phương pháp cách mạng: bạo lực cách mạng, nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao. * Kết quả thực hiện - Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự đông - xuân vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi lớn trong Chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long, diệt 3000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long. - Chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh, đưa quân chiếm lại nhưng thất bại, còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, dùng áp lực từ xa. - Nhân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao, tố cáo Mĩ và chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Pari, nêu cao tính chính nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thực hiện các quyền tự do, dân chủ. - Tại vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam. Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, xã hội, giáo dục y tế … được đẩy mạnh. 3. Mở rộng: So sánh điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15 (1-1959) và nghị quyết 21 (7-1973) Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15 (1-1959) và nghị quyết 21 (7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là khẳng định con đường bạo lực cách mạng. - Nghị quyết 15 (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm và nhấn mạnh: ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác. - Nghị quyết 21 (7-1973) khẳng định trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng. ND chính
Sơ đồ tư duy Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn
Quảng cáo
|