Lý thuyết Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ - Vật lí 12 Kết nối tri thứcMáy biến áp Đàn ghi ta điện Quảng cáo
Bài 18. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ I. Máy biến áp - Máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều. - Máy biến áp gồm hai cuộn dây có số vòng khác nhau quấn trên một lõi kín. Lõi thường làm bằng các lá sắt hoặc thép pha silicon, ghép cách điện với nhau để giảm hao phí điện năng do dòng điện Phu-cô.
- Một trong hai cuộn dây của máy biến áp được nối với nguồn điện xoay chiều được gọi là cuộn sơ cấp. - Điện áp xoay chiều \({u_1}\) giữa hai đầu cuộn sơ cấp có giá trị thay đổi theo thời gian. Cuộn thứ hai được nối với tải tiêu thụ điện năng, được gọi là cuộn thứ cấp. - Hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ: Dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn sơ cấp gây ra từ thông biến thiên qua cuộn thứ cấp, làm xuất hiện trong cuộn thứ cấp một suất điện động xoay chiều thay đổi theo thời gian. Khi đó, nếu đo điện áp xoay chiều \({{\rm{u}}_2}\) ở hai đầu cuộn thứ cấp thì thu được giá trị của nó thay đổi theo thời gian tương ứng. Nếu mạch thứ cấp kín thì có dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp. II. Đàn ghi ta điện
- Đàn ghi ta điện có cấu tạo đặc, không có hộp cộng hưởng - Ta nghe được âm phát ra từ dây đàn là nhờ sáu cuộn dây cảm ứng gắn vào đàn ở bên dưới sáu dây đàn này - Vì dây đàn bằng thép nên đoạn dây đàn nằm sát ngay ên trên nam châm của cuộn dây cảm ứng được từ hóa, nghĩa là nó trở thành một nam châm có cực từ - Dòng điện cảm ứng được đưa đến máy tăng âm rồi đến loa làm ta nghe được âm do dây đàn phát ra Sơ đồ tư duy về “Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ”
Quảng cáo
|