Lý thuyết Thang nhiệt độ - Vật lí 12 Chân trời sáng tạoChiều truyền năng lượng nhiệt giữa hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc nhau Thang nhiệt độ Quảng cáo
Bài 2. Thang nhiệt độ 1. Chiều truyền năng lượng nhiệt giữa hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc nhau - Khi cho hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc nhau, năng lượng nhiệt luôn truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Quá trình truyền nhiệt kết thúc khi hai vật ở cùng nhiệt độ (trạng thái cân bằng nhiệt) 2. Thang nhiệt độ a. Nguyên lí đo nhiệt độ của nhiệt kế - Nhiệt độ đo trên nhiệt kế được xác định thông qua giá trị của một đại lượng vật lí mà đại lượng này phụ thuộc vào nhiệt độ theo một quy luật đã biết b. Thang nhiệt độ - Trong thang nhiệt độ Kelvin, nhiệt độ được kí hiệu là T (đơn vị K). - Trong thang nhiệt độ Celcius, nhiệt độ được kí hiệu là t (đơn vị ℃). - Một độ chia trên thang nhiệt độ Kelvin bằng một độ chia trên thang nhiệt độ Celcius c. Nhiệt độ không tuyệt đối - Nhiệt độ không tuyệt đối (0 K) là nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chất bằng không và thế năng của chúng là tối thiểu d. Chuyển đổi nhiệt độ giữa các thang đo Công thức chuyển đổi giữa hai thang nhiệt độ Celsius và Kelvin: \(T\left( K \right) = t\left( {^\circ C} \right) + 273,15\) Hoặc \(t\left( {^\circ C} \right) = T\left( K \right) - 273,15\) Người ta thường làm tròn số như sau: \(T\left( K \right) = t\left( {^\circ C} \right) + 273\) \(t\left( {^\circ C} \right) = T\left( K \right) - 273\) Một số nước còn sử dụng thang nhiệt độ Fahrenheit. Trong thang này, nhiệt độ của nước đá đang tan là \(32^\circ F\), của nước đang sôi là \(212^\circ F\). Công thức chuyển đổi: \(t\left( {^\circ F} \right) = 32 + 1,8t\left( {^\circ C} \right)\) Sơ đồ tư duy về “Thang nhiệt độ”
Quảng cáo
|