Bài 17. Hiện tượng phóng xạ trang 111, 112, 113 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạoNăm 1896, nhà vật lí Henri Becquerel (Hen-ri Béc-co-ren) (1852 - 1908) đã phát hiện những vết đen xuất hiện trên các kính ảnh được bao bọc kĩ (Hình 17.1) khi chúng vô tình được đặt cạnh những lọ chứa muối uranium. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 111 CHMĐ Trả lời câu hỏi mở đầu trang 111 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Năm 1896, nhà vật lí Henri Becquerel (Hen-ri Béc-co-ren) (1852 - 1908) đã phát hiện những vết đen xuất hiện trên các kính ảnh được bao bọc kĩ (Hình 17.1) khi chúng vô tình được đặt cạnh những lọ chứa muối uranium. Những nghiên cứu sau đó của Becquerel chỉ ra rằng những vết đen trên kính ảnh được gây ra bởi một bức xạ không nhìn thấy và chưa từng được biết đến trước đó. Becquerel đã đặt tên cho bức xạ này là tia phóng xạ và quá trình phát ra bức xạ là hiện tượng phóng xạ. Vậy hiện tượng phóng xạ có bản chất là gì và có những loại phóng xạ nào? Phương pháp giải: Tìm hiểu qua sách báo và internet Lời giải chi tiết: Hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác được gọi là hiện tượng phóng xạ. Các loại phóng xạ: phóng xạ α, phóng xạ β, phóng xạ γ. Câu hỏi tr 111 CH Trả lời câu hỏi trang 111 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo So sánh hiện tượng phóng xạ và phân hạch hạt nhân. Phương pháp giải: Vận dụng lí thuyết hiện tượng phóng xạ và phân hạch hạt nhân Lời giải chi tiết: * Giống nhau: Quá trình phóng xạ và quá trình phân hạch đều là phản ứng hạt nhân và tỏa năng lượng * Khác nhau: - Quá trình phóng xạ là quá trình phân hủy tự phát của một hạt nhân không bền vững; Quá trình phân hạch tự phát xảy ra với xác suất rất nhỏ, đa số là các phản ứng phân hạch kích thích; - Phản ứng phân hoạch có thể tạo ra phản ứng dây chuyền còn sự phóng xạ α không thể tạo ra phản ứng dây chuyền. Câu hỏi tr 113 CH 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 113 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo So sánh các tính chất vật lí của hạt electron và positron Phương pháp giải: Vận dụng lí thuyết tính chất vật lí của hạt electron và positron Lời giải chi tiết: Hạt positron có cùng khối lượng, cùng độ lớn điện tích với electron nhưng mang điện tích nguyên tố dương. Câu hỏi tr 113 CH 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 113 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Quan sát Hình 17.3, mô tả và giải thích về sự lệch hướng của các tia phóng xạ khi di chuyển trong điện trường đều. Giải thích vì sao tia β+ lệch nhiều hơn tia α. Phương pháp giải: Vận dụng lí thuyết tia phóng xạ Lời giải chi tiết: Các tia phóng xạ có sự lệch hướng do điện tích: - Tia β- lệch về phái bản dương do mang điện tích âm; - Tia β+ và tia α lệch về phái bản âm do mang điện tích dương; - Tia γ không lệch hướng do không mang điện tích. Tia β+ lệch nhiều hơn tia α vì: tia α là hạt nhân nguyên tử \({}_2^4He\), có khối lượng năng hơn nhiêu so với hạt β+ Câu hỏi tr 113 VD Trả lời câu hỏi vận dụng trang 113 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng của tia gamma trong đời sống. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đời sống Lời giải chi tiết: * Trong y học: Để có thể phá hủy được các tế bào ung thư não hay các chứng bệnh khác, các bác sĩ đã sử dụng đến “dao mổ Gamma”. Người ta sẽ sử dụng tập trung nhiều chùm tia bức xạ điện tử này vào các tế bào cần phá hủy. Do mỗi chùm tia tương đối nhỏ nên nó ít làm tổn hại đến các mô tế bào khỏe mạnh. Vì não là cơ quan phức tạp nên việc ứng dụng tia Gamma là một phương pháp an toàn, hạn chế các biến chứng. Ngoài ra chúng còn được ứng dụng để điều trị các bệnh liên quan đến khối u. Hay dị dạng mạch máu, các bệnh chức năng của não. Nó sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác các vị trí làm thương tổn. Từ đó giúp đem lại hiệu quả cao khi điều trị. Câu hỏi tr 114 CH 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 114 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Quan sát Hình 17.4, xác định những thời điểm mà số hạt của chất phóng xạ đã giảm đi và còn lại một nửa, một phần tư và một phần tám so với số hạt ban đầu. Phương pháp giải: Dựa vào hình 17.4 Lời giải chi tiết: Thời điểm số hạt giảm còn 1 nửa: T Thời điểm số hạt giảm còn một phần tư: 2T Thời điểm số hạt giảm còn một phần tám: 3T Câu hỏi tr 114 CH 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 114 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Xác định đơn vị của hằng số phóng xạ \(\lambda \). trong hệ SI. Phương pháp giải: Vận dụng công thức tính hằng số phóng xạ Lời giải chi tiết: \(\lambda = \frac{{\ln 2}}{T} = \frac{1}{s} = {s^{ - 1}}\) Câu hỏi tr 115 CH Trả lời câu hỏi trang 115 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Tính độ phóng xạ của một mẫu \({}_{19}^{38}K\) biết khối lượng của mẫu chất đó tại thời điểm đang xét là 10 g. Cho chu kì bán rã của \({}_{19}^{38}K\) là 7,64 phút. Phương pháp giải: Vận dụng công thức tính độ phóng xạ Lời giải chi tiết: Độ phóng xạ của một mẫu \({}_{19}^{38}K\)là: \(H = \lambda {N_t} = \frac{{\ln 2}}{T}.\frac{{{m_t}}}{M}.6,{022.10^{23}} = \frac{{\ln 2}}{{7,64.60}}.\frac{{10}}{{38}}.6,{022.10^{23}} = 2,{4.10^{20}}Bq\) Câu hỏi tr 116 LT Trả lời câu hỏi luyện tập trang 116 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Tính hằng số phóng xạ của các đồng vị phóng xạ trong Bảng 17.1 Phương pháp giải: Vận dụng công thức tính hằng số phóng xạ Lời giải chi tiết: \({\lambda _C} = \frac{{\ln 2}}{T} = \frac{{\ln 2}}{{5730.365.24.60.60}} = 3,{8.10^{ - 12}}{s^{ - 1}}\) \({\lambda _I} = \frac{{\ln 2}}{T} = \frac{{\ln 2}}{{8,02.24.60.60}} = 0,{1.10^{ - 5}}{s^{ - 1}}\) \({\lambda _{Po}} = \frac{{\ln 2}}{T} = \frac{{\ln 2}}{{138,4.24.60.60}} = 5,{7.10^{ - 8}}{s^{ - 1}}\) \({\lambda _{Rn}} = \frac{{\ln 2}}{T} = \frac{{\ln 2}}{{3,98}} = 0,174{s^{ - 1}}\) \({\lambda _U} = \frac{{\ln 2}}{T} = \frac{{\ln 2}}{{7,{{04.10}^8}.365.24.60.60}} = 3,{122.10^{ - 23}}{s^{ - 1}}\) Câu hỏi tr 116 VD Trả lời câu hỏi vận dụng trang 116 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Trình bày sơ lược về việc ứng dụng định luật phóng xạ để xác định tuổi của mẫu vật. Phương pháp giải: Tìm hiểu qua sách báo hoặc internet Lời giải chi tiết: Việc xác định tuổi của mẫu vật bằng định luật phóng xạ có nhiều ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực như: - Khảo cổ học: Xác định tuổi của các di vật khảo cổ, such as đồ gốm, công cụ đá, hóa thạch. - Địa chất học: Xác định tuổi của các loại đá và khoáng chất, nghiên cứu lịch sử địa chất Trái Đất. - Sinh học: Xác định tuổi của các mẫu vật sinh học, nghiên cứu quá trình tiến hóa. - Khoa học pháp y: Xác định tuổi của các thi thể, hỗ trợ điều tra phá án. Hạn chế: Việc xác định tuổi của mẫu vật bằng định luật phóng xạ cũng có một số hạn chế - Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc vào độ chính xác của các phép đo lường và sự hiểu biết về hằng số phóng xạ của đồng vị phóng xạ được sử dụng. - Phương pháp này chỉ áp dụng cho các mẫu vật có chứa đồng vị phóng xạ có chu kỳ bán rã phù hợp. - Một số yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến kết quả đo lường, ví dụ sự ô nhiễm phóng xạ. Bài tập Bài 1 Trả lời câu hỏi bài 1 trang 116 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng A. một hạt nhân biến đối thành một hạt nhân khác khi hấp thụ một neutron. B. một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã thành các hạt nhân khác và phát ra các tia phóng xạ C. có thể được kiểm soát bằng cách đặt hạt nhân phóng xạ vào vùng không gian có điện trường hoặc từ trường. D. một hạt nhân phát ra các tia phóng xạ khi bị bắn phá bởi các hạt có động năng lớn. Phương pháp giải: Vận dụng lí thuyết hiện tượng phóng xạ Lời giải chi tiết: Hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác được gọi là hiện tượng phóng xạ. Đáp án B Bài tập Bài 2 Trả lời câu hỏi bài 2 trang 116 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Tia có khả năng đâm xuyên mạnh nhất là A. tia α. B. tia β+. C. tia β-. D. tia γ Phương pháp giải: Vận dụng lí thuyết tia phóng xạ Lời giải chi tiết: Tia có khả năng đâm xuyên mạnh nhất là tia γ Đáp án D Bài tập Bài 3 Trả lời câu hỏi bài 3 trang 116 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Xác định các hạt nhân \({}_Z^AX\) trong các phương trình phân rã sau: a) \({}_{92}^{238}U \to {}_Z^AX + {}_2^4He\) b) \({}_{84}^{210}Po \to {}_{82}^{206}Pb + {}_Z^AX\) c) \({}_{58}^{132}Ce \to {}_Z^AX + {}_1^0e + {\nu _e}\) d) \({}_{54}^{135}Xe \to {}_Z^AX + {}_{ - 1}^0e + \overline {{\nu _e}} \) Phương pháp giải: Vận dụng bảo toàn số khối và điện tích Lời giải chi tiết: a) \({}_{92}^{238}U \to {}_{90}^{234}Th + {}_2^4He\) b) \({}_{84}^{210}Po \to {}_{82}^{206}Pb + {}_2^4He\) c) \({}_{58}^{132}Ce \to {}_{57}^{132}La + {}_1^0e + {\nu _e}\) d) \({}_{54}^{135}Xe \to {}_{55}^{135}Cs + {}_{ - 1}^0e + \overline {{\nu _e}} \) Bài tập Bài 4 Trả lời câu hỏi bài 4 trang 116 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Một mẫu chất phóng xạ có hằng số phóng xạ \(\lambda \) = 0,1 s-1, ban đầu chứa 5.1012 hạt nhân chưa phân rã. Hãy xác định số hạt nhân phóng xạ đã phân rã và độ phóng xạ sau 30 giây kể từ lúc ban đầu Phương pháp giải: Vận dụng công thức tính độ phóng xạ Lời giải chi tiết: Số hạt nhân phóng xạ còn lại là: \({N_t} = {N_0}.{e^{ - \lambda t}} = {5.10^{12}}.{e^{ - 0,1.30}} = 2,{49.10^{11}}\)hạt Số hạt nhân phóng xạ đã phân rã là: ∆Nt = N0 - Nt = 5.1012 - 2,49.1011 = 4,75.1012 (hạt) Độ phóng xạ sau 30 giây là: Ht = \(\lambda \).Nt = 0,1.2,49.1011 = 2,49.1010 (Bq) Bài tập Bài 5 Trả lời câu hỏi bài 5 trang 116 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Ta có thể xác định tuổi của các mẫu vật thông qua việc đo hoạt độ phóng xạ của đồng vị \({}_6^{14}C\) bên trong nó. Hãy xác định tuổi của một mẫu gỗ hóa thạch nếu tỉ số hoạt độ phóng xạ của đồng vị \({}_6^{14}C\) trong mẫu gỗ hóa thạch và trong một mẫu gỗ tươi có cùng khối lượng bằng 0,63. Phương pháp giải: Vận dụng công thức tính độ phóng xạ Lời giải chi tiết: \(\frac{{{H_t}}}{{{H_0}}} = 0,63 \Rightarrow \frac{{{N_t}}}{{{N_0}}} = 0,63 \Rightarrow \frac{{{m_t}}}{{{m_0}}} = 0,63 \Rightarrow \frac{{{m_0}{{.2}^{ - \frac{t}{T}}}}}{{{m_0}}} = 0,63\) \( \Rightarrow {2^{ - \frac{t}{T}}} = 0,63 \Rightarrow {2^{ - \frac{t}{{5730}}}} = 0,63 \Rightarrow t = 3819,5\)(năm)
Quảng cáo
|