Lý thuyết số phứcSố phức z = a + bi có phần thực là a, phần ảo là b Quảng cáo
- Số phức \(z = a + bi\) có phần thực là \(a\), phần ảo là \(b\) (\(a, b \in \mathbb R\) và \(i^2 =-1\)) - Số phức bằng nhau \(a + bi = c + di ⇔ a = c\) và \(b = d\) - Số phức \(z = a + bi\) được biểu diễn bởi điểm \(M(a;b)\) trên mặt phẳng toạ độ. - Độ dài của \(\overrightarrow {OM} \) là môđun của số phức z, kí hiệu là \(|z| = \overrightarrow {OM} = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \) - Số phức liên hợp của \(z = a + bi\) và \( \overline z= a - bi\). Chú ý - Mỗi số thực là số phức có phần ảo bằng \(0\). Ta có \(\mathbb R ⊂ \mathbb C\). - Số phức \(bi\) (\(b \in \mathbb R\)) là số thuần ảo (phần thực bằng \(0\)) - Số \(i\) được gọi là đơn vị ảo. - Số phức viết dưới dạng \(z = a + bi\) (\(a, b \in R\)), gọi là dạng đại số của số phức. - Ta có: \(|\overline z|= |z|\) \( z = \overline z ⇔ z\) là số thực. \(z = -\overline z ⇔ z\) là số ảo. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|