Lý thuyết quy trình trồng trọt - Công nghệ 10Làm đất, bón lót. Gieo hạt, trồng cây Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
BÀI 16: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT 1. LÀM ĐẤT, BÓN LÓT 1.1. Cây, bùa đất Dọn sạch cỏ dại và các vật thể cứng ở trong đất (gạch, đá,...) trên lớp đất mặt. Cày, bừa làm nhỏ và tơi xốp đất. Lưu ý: trước khi làm đất, nên chọn đất thích hợp với từng loại cây trồng. 1.2. Lên luống Đối với cây trồng cạn, ngắn ngày (cây hàng năm) thường phải lên luống. Lên luống ngay thẳng, bằng phẳng, kích thước luống (chiều cao, chiều rộng, chiều dải) thích hợp với từng loại cây trồng và mùa vụ trồng trọt. Lưu ý: lên luống cao đối với cây kém chịu ngập úng, cây có củ. Mùa vụ có mưa nhiều cần trồng cây trên luống cao, hẹp và thoải. 1.3. Bón phân lót Tuỳ thuộc loại cây trồng và khoảng cách trồng (trồng thưa hay trồng dày), có thể bón lót theo các phương pháp sau: - Bón vãi: rải đều phân bón trên mặt luống. Trộn đều phân với đất trên mặt luống và san phẳng đất. - Bón theo hàng: rạch hàng trên mặt luống và rải phân vào rạch. Trộn đều phân với đất trong rạch và san phẳng đất. - Bón theo hốc: bổ hốc trên mặt luống theo đúng khoảng cách trồng. Bón phân vào hốc, trộn đều phân với đất trong hốc và san phẳng đất. - Bón theo hố: đào hố. Trộn đều phân bón với đất và lấp đầy hố. Lưu ý: - Đối với cây thân thảo, ngắn ngày (cây hằng năm), nên bón lót ngay trước khi gieo trồng. - Đối với cây thân gỗ, dài ngày (cây lâu năm), bón phân theo hố và bón trước khi trồng từ 15 – 30 ngày. 2. GIEO HẠT, TRỒNG CÂY Có thể sử dụng hạt giống để gieo trực tiếp trên ruộng hoặc sử dụng cây giống để trồng. 2.1. Gieo hạt Tuỳ từng loại hạt giống mà có thể áp dụng một trong các phương pháp gieo sau đây: Gieo vãi: - Rắc hạt giống đều trên bề mặt luống (Hình 16.4A). - Phủ một lớp đất mỏng lên trên vừa đủ che kín hạt. - Trên cùng phủ một lớp mỏng rơm, băm nhỏ hoặc trấu để tránh rửa trôi hạt khi tưới ra hoặc khi trời mưa. Gieo theo hàng: rạch thành từng hàng trên bề mặt luống với khoảng cách phù hợp với từng loại cây trồng. Rắc hạt dọc theo hàng và lấp đất che kín hạt (Hình 16.4B). Gieo theo hốc: tạo hốc nhỏ trên bề mặt luống với khoảng cách đều nhau, phù hợp với từng loại cây trồng. Gieo hạt vào hốc và lấp đất che kín hạt (Hình 16.4C). 2.2. Trồng cây Ở chính giữa hàng, hốc hoặc hố đã bón lót, bổ hốc sâu bằng chiều dài của rễ cây hoặc chiều cao của bầu (nếu cây giống ươm trong bầu). Đặt cây giống nhẹ nhàng vào giữa hốc và lấp đất kín rễ hoặc lấp ngang miệng bầu. Lưu ý: nếu cây giống ươm trong bầu thì tách cây giống ra khỏi vỏ rồi mới trồng. Khi tách tránh làm vỡ bầu. 3. CHĂM SÓC 3.1. Tưới nước Tuỳ từng loại cây trồng, tính chất đất và khí hậu, thời tiết mà tưới với chu kì và lượng nước tưới khác nhau. Tưới đẫm nước ngay sau khi gieo hoặc trồng để hạt nhanh mọc, cây nhanh hồi xanh, bén rễ. Tưới thường xuyên để giữ ẩm cho đất. Lưu ý: đối với cây có bộ rễ ăn nông và kém phát triển, cần tưới thường xuyên hơn. Nên sử dụng một số phương pháp tưới tự động như tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa,... để nâng cao hiệu quả tưới. 3.2. Bón thúc Bón vào gốc: hoà tan phân bón vào nước và tưới vào xung quanh gốc cây. Nếu đất ẩm thì rắc phân xung quanh gốc và lấp đất che kín phần. Nếu dùng hệ thống tưới nhỏ giọt thì hoà phân thành dung dịch và bón phân thông qua hệ thống tưới. Bón qua lá: pha phân bón lá với nồng độ khuyến cáo trên bao bì và phun ướt đều toànbộ lá trên cây. Lưu ý: bón thúc vào các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây. 3.3. Xới xáo, làm cỏ, vun gốc Xới tơi lớp đất mặt xung quanh gốc cây để giúp cho bộ rễ phát triển tốt. Kết hợp xới với trừ cỏ dại để tránh cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây trồng. Lấy đất ở xung quanh gốc và rãnh vun vào gốc, giúp cho cây đứng vững, bộ rễ và củ trong đất phát triển tốt. 3.4. Làm giàn Đối với những cây có thân leo bò (cây họ bầu bí), thân vươn cao và mảnh (cà chua, chanh leo,...), cần được làm giàn để cây sinh trưởng phát triển trên giàn, tránh đổ gãy thân cành, giúp đậu quả tốt và quả phát triển cân đối. Tuỳ từng loại cây trồng, có thể làm giàn theo các kiểu sau: giàn đứng (chữ I), giàn chữ A, giàn chữ X, giàn mái bằng. 3.5. Cắt tỉa Đối với những cây sinh trưởng khoẻ, phân cành nhiều, nhiều lá, nhiều hoa và nhiều quả, cần cắt tỉa để kiểm soát sinh trưởng, ra hoa đậu quả của cây theo hướng có lợi cho người trồng. --- Tỉa cành: tỉa bớt các cành mọc chen chúc, cành vô hiệu, cành yếu (cành tăm), cành bị sâu bệnh. Giữ lại các cành to khỏe, tỏa đều các hướng với số lượng cành tuỳ từng loại cây trồng. -- Tỉa chồi: tỉa bỏ các chồi vô hiệu ở nách lá khi mới nhú. - Bám ngọn: bấm hoặc cắt ngọn cây để khống chế chiều cao cây, kích thích phân cành. - Tia lá: tỉa bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh hại, lá mọc chen chúc, che khuất ánh sáng. - Tỉa hoa và quả: tỉa bỏ các chùm hoa hoặc hoa vô hiệu, tỉa bớt những hoa hoặc quả mọc chen chúc trong chùm, loại bỏ những hoa và quả dị dạng, bị sâu, bệnh hại, khống chế số quả trên cây để quả phát triển và cho chất lượng tốt. 3.6. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng Áp dụng biện pháp chủ yếu phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng như sau: - Các biện pháp phòng sâu, bệnh: trồng giống chống chịu sâu, bệnh; luân canh cây trồng nghiêm ngặt; vệ sinh, khử trùng đồng ruộng sạch sẽ; bố trí mùa vụ hợp lí, chăm sóc tốt cho cây khoẻ, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. - Các biện pháp trừ sâu, bệnh: biện pháp cơ giới (ngắt ổ trứng, bẫy, bả,....), sử dụng thiên địch, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (ưu tiên sử dụng thuốc thảo mộc, thuốc bảo vệ thực vật sinh học). Lưu ý: phòng là chính. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cây trồng. sâu, bệnh hại có nguy cơ phát sinh thành dịch. 4. THU HOẠCH Thu hoạch đúng thời điểm và đúng cách tuỳ từng loại cây trồng. Khi thu hoạch tránh gây ra các vết thương cơ giới trên sản phẩm. Sử dụng các dụng cụ chứa đựng sản phẩm thích hợp và bao gói cẩn thận. Phân loại sản phẩm ngay sau khi thu hoạch, loại bỏ sản phẩm bị hư hỏng. Lưu ý: thu hoạch khi sản phẩm đạt độ chín thích hợp. Tránh thu hoạch vào thời điểm nắng nóng, mưa nhiều. Quảng cáo
|