Lý thuyết Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên Toán 6 KNTT với cuộc sốngLý thuyết Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên Toán 6 KNTT với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
1. Phép chia hết - Cho \(a,b \in Z\) và \(b \ne 0.\) Nếu có số nguyên \(q\) sao cho \(a = bq\) thì ta có phép chia hết \(a:b = q\)(trong đó \(a\) là số bị chia, \(b.\) là số chia và \(q\) là thương). Khi đó ta nói \(a\) chia hết cho \(b.\) Kí hiệu \(a \vdots b\) Ví dụ: \(54 \vdots \left( { - 9} \right)\) vì \(54 = \left( { - 6} \right).\left( { - 9} \right)\). Ta có \(\left( {54} \right):\left( { - 6} \right) = \left( { - 9} \right)\) \(\left( { - 63} \right) \vdots \left( { - 3} \right)\) vì \( - 63 = \left( { - 3} \right).21\). Ta có: \(\left( { - 63} \right):\left( { - 3} \right) = 21\) 2. Ước và bội +) Khi \(a \vdots b\left( {a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0} \right)\), ta còn gọi \(a\) là bội của \(b\) và \(b\) là ước của \((a.\) +) Để tìm các ước của một số nguyên \(a\) bất kì ta lấy các ước nguyên dương của a cùng với số đối của chúng. +) Ước của \( - a\) là ước của \(a\). Chú ý: + Số \(0\) là bội của mọi số nguyên khác \(0.\) + Số \(0\) không phải là ước của bất kì số nguyên nào. + Các số \(1\) và \( - 1\) là ước của mọi số nguyên. + Nếu \(a\) là một bội của \(b\) thì \( - a\) cũng là một bội của \(b\). + Nếu \(b\) là một ước của \(a\) thì \( - b\) cũng là một ước của \(a\). Ví dụ: Tìm các ước nguyên của 6: Ta tìm các ước nguyên dương của 6: \(1;2;3;6\) Số đối của các số trên lần lượt là \( - 1; - 2; - 3; - 6\) Vậy các ước nguyên của 6 là \(1; - 1;2; - 2;3; - 3;6; - 6\) Tìm các ước nguyên của \( - 9\): Ước nguyên của \(9\) luôn là ước nguyên của \( - 9\). Ta tìm ước nguyên dương của 9: \(1;3;9\) Các ước của 9 là \(1; - 1;3; - 3;9; - 9\). Vậy các ước của \( - 9\) là \(1; - 1;3; - 3;9; - 9\). CÁC DẠNG TOÁN VỀ PHÉP NHÂN, CHIA SỐ NGUYÊN. ƯỚC VÀ BỘI CỦA SỐ NGUYÊN I. Thực hiện phép tính nhân, chia hai số nguyênKhi thực hiện phép tính ta áp dụng các quy tắc sau: - Quy tắc nhân hai số nguyên Với \(m,n \in {\mathbb{N}^*}\), ta có: \(m\left( { - n} \right) = \left( { - n} \right)m = - (m.m)\) \(\left( { - m} \right)\left( { - n} \right) = \left( { - n} \right)\left( { - m} \right) = mn\) - Quy tắc dấu của thương: \(\begin{array}{l}\left( + \right):\left( + \right) = \left( + \right)\\\left( - \right):\left( - \right) = \left( + \right)\\\left( + \right):\left( - \right) = \left( - \right)\\\left( - \right):\left( + \right) = \left( - \right)\end{array}\) Chú ý: + Nếu đổi dấu một thừa số thì tích $ab$ đổi dấu. + Nếu đổi dấu hai thừa số thì tích $ab$ không thay đổi. Chú ý trên vẫn đúng với phép chia. II. Bài toán đưa về thực hiện phép nhân (chia) hai số nguyênBước 1: Căn cứ vào đề bài, suy luận để đưa về phép nhân (chia) hai số nguyên. Bước 2: Thực hiện phép nhân (chia) hai số nguyên. Bước 3: Kết luận. III. Tìm các số nguyên x,y sao cho x.y = a (a thuộc Z)Phương pháp - Phân tích số nguyên $a$ thành tích hai số nguyên bằng tất cả các cách có thể. - Từ đó tìm được $x,y.$ Ví dụ: Tìm số nguyên \(x,y\) thỏa mãn \(\left( {x - 1} \right)\left( {y + 1} \right) = 3\) Ta có: \(3 = ( - 1).( - 3) = 1.3\) nên ta có 4 trường hợp sau: TH1: \(x - 1 = - 1\) và \(y + 1 = - 3\) suy ra \(x = 0\) và \(y = - 4\) TH2: \(x - 1 = - 3\) và \(y + 1 = - 1\) suy ra \(x = - 2\) và \(y = - 2\) TH3: \(x - 1 = 1\) và \(y + 1 = 3\) suy ra \(x = 2\) và \(y = 2\) TH4: \(x - 1 = 3\) và \(y + 1 = 1\) suy ra \(x = 4\) và \(y = 0\) Vậy \(\left( {x;y} \right) \in \left\{ {\left( {0;\,\, - 4} \right);\,\left( { - 2;\, - 2} \right);\left( {2;\,2} \right);\left( {4;0} \right)} \right\}\). IV. Bài toán tìm x và tìm số chưa biết trong đẳng thức dạng A.B = 0- Bài toán tìm x: + Muốn tìm số hạng ta lấy tích chia cho số hạng còn lại. + Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương. + Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân số chia. - Dạng toán \(A.B=0\) + Nếu $A.B = 0$ thì $A = 0$ hoặc $B = 0.$ + Nếu $A.B = 0$ mà $A$ (hoặc $B$ ) khác $0$ thì $B$ ( hoặc $A$ ) bằng $0.$ Ví dụ: Tìm \(x\) biết: \(\left( {x - 2} \right).\left( {x + 5} \right) = 0\) \(\left( {x - 2} \right).\left( {x + 5} \right) = 0 \Rightarrow \)\(x - 2 = 0\) hoặc \(x + 5 = 0\) Suy ra \(x = 2\) hoặc \(x = - 5\) Vậy \(x \in \left\{ {2;\, - 5} \right\}\). V. Áp dụng tính chất của phép nhân để tính nhanhPhương pháp: Bước 1: Quan sát biểu thức và nhận xét về tính chất của các số hạng và thừa số Bước 2: Áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp và tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính toán được thuận lợi, dễ dàng. Sử dụng các tính chất sau đây: \(a.0 = 0\) \(a.b = b.a\) $a.\left( {b + c} \right) = ab + ac.$ $a.\left( {b - c} \right) = ab-ac.$ Ví dụ: a) Tính nhanh: \(A = ( - 4).74.25\) \(\begin{array}{l}A = ( - 4).74.25\\A = ( - 4).25.74\\A = - 100.74\\A = - 7400\end{array}\) b) Tính hợp lí: \(B = 30.\left( { - 125} \right) + 25.30\) \(\begin{array}{l}B = 30.\left( { - 125} \right) + 25.30\\B = 30.\left[ {\left( { - 125} \right) + 25} \right]\\B = 30.\left( { - 100} \right)\\B = - 3000.\end{array}\). VI. Tìm ước và bội của một số nguyên cho trướcPhương pháp: - Tìm các bội của một số nguyên cho trước. Dạng tổng quát của số nguyên $a$ là $a.m$$(m \in Z).$ - Tìm tất cả các ước của một số nguyên cho trước + Nếu số nguyên đã cho có thể nhẩm được các ước thì ta ưu tiên cách này. + Nếu số nguyên đã cho có nhiều ước hoặc khó để nhẩm thì ta phân tích số đó ra thừa số nguyên tố, từ đó tìm tất cả các ước của số đã cho. Chú ý: Ta tìm các ước dương trước từ đó suy ra các ước âm. Ví dụ: a) Tìm các bội nguyên của 4. Ta lấy 4 nhân lần lượt với các số nguyên: \(..; - \,2;\, - 1;0;1;2;..\) Các bội nguyên của 4 là: \(..; - 8; - 4;\,0\,;\,4;\,8;..\) b) Tìm các ước nguyên của 24 Phân tích 24 ra thừa số nguyên tố ta được: \(24 = {2^3}.3\) Suy ra các ước nguyên của 24 là: \( \pm 1; \pm 2;\,\, \pm 3;\, \pm 4; \pm 6 \pm 8;\,\, \pm 12;\, \pm 24\). VII. Chứng minh các tính chất về sự chia hếtPhương pháp: Sử dụng định nghĩa $a = b.q$ $ \Leftrightarrow a \vdots b$ $\left( {a,b,q \in Z;b \ne 0} \right)$ và các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, tính chất chia hết của một tổng. Ví dụ: Cho \(A = 24m + 21n\,\); \(m,n \in \mathbb{Z}\) chứng minh A chia hết cho 3. Cách 1: Ta có \(24m \vdots 3\) và \(21n \vdots 3\) suy ra \(A=\left( {24m + 21n\,} \right) \vdots 3\) Cách 2: \(A = 24m + 21n\, = 3.8m + 3.7n = 3.\left( {8m + 7m} \right) \vdots 3\). Vậy \(A \vdots 3\). VIII. Tìm số nguyên thỏa mãn điều kiện về chia hếtPhương pháp: - Dạng: biểu thức có dạng tổng các số hạng thì ta áp dụng tính chất: Nếu $a + b$ chia hết cho $c$ và $a$ chia hết cho $c$ thì $b$ chia hết cho $c.$ - Dạng: Tìm x để \({\rm{a}} \vdots A(x)\) thì \(A(x) \in \)Ư(a), giải các trường hợp ta tìm được các giá trị của \(x\). Ví dụ: Tìm \(x\) để \(5 \vdots \left( {x - 2} \right)\) \(5 \vdots \left( {x - 2} \right) \Rightarrow \left( {x - 2} \right) \in \)Ư(5) \( \Rightarrow \) \(\left( {x - 2} \right) \in \left\{ { - 1;1;5; - 5} \right\} \Rightarrow x \in \left\{ {1;3;7; - 3} \right\}\) Vậy \(x \in \left\{ {1;3;7; - 3} \right\}\).
Quảng cáo
|