Lý thuyết phân loại cây trồng - Công nghệ 10Phân loại cây trồng theo nguồn gốc. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
BÀI 2: PHÂN LOẠI CÂY TRỒNG 1.PHÂN LOẠI CÂY TRỒNG THEO NGUỒN GỐC Tuỳ thuộc vào nguồn gốc phát sinh, các loại cây trồng được phân thành 3 nhóm: - Nhóm cây ôn đới: bao gồm các loại cây trồng có nguồn gốc ở những vùng có khí hậu ôn đới (trên 40 độ vĩ bắc hoặc trên 40 độ vĩ nam). Ví dụ: lúa mì, đậu Hà Lan, su hào, hành tây, lê,táo, lựu,... - Nhóm cây nhiệt đới: bao gồm các loại cây trồng có nguồn gốc ở những vùng có khí hậu nhiệt đới (nằm trong khoảng 23,4 độ vĩ bắc đến 23,4 độ vĩ nam). Ví dụ: ngô, dưa chuột, cà chua, ối, điều, ca cao,... - Nhóm cây á nhiệt đới: bao gồm các loại cây trồng có nguồn gốc ở những vùng có khí hậu á nhiệt đới (nằm trong khoảng 23,5 - 40 độ vĩ bắc hoặc 23,5 -40 độ vĩ nam). Ví dụ: đậu đỗ, dưa hấu, bầu, mía, chuối, bông,.. 2. PHÂN LOẠI CÂY TRỒNG THEO ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC Có nhiều cách phân loại cây trồng dựa vào đặc tính sinh vật học như chu kỳ sống, khả năng hoá gỗ của thân, số lá mầm,... 2.1. Phân loại cây trồng theo chu kỳ sống của cây Khái niệm: Là khoảng thời gian tính từ khi hạt bắt đầu nảy mầm, trải qua quá trình sinh trưởng, phát triển đến khi cây trở nên già cỗi và chết. Tùy thuộc vào chu kỳ sống của, cây trồng phân thành hai nhóm chính: ① Nhóm cây hàng năm: Có chu kỳ sống diễn ra trong một năm. Ví dụ: lúa, cà chua, dưa chuột,... ② Nhóm cây lâu năm: Cây lâu năm có chu kỳ sống kéo dài nhiều năm. Những cây thân gỗ to thường có chu kỳ sống dài, có thể lên tới hàng trăm năm. Ví dụ: nhãn, bưởi, sanh, si,... 2.2. Phân loại cây trồng theo khả năng hóa gỗ của thân Tuỳ thuộc vào khả năng hoá gỗ của thân, các loại cây trồng được phân thành hai nhóm: ① Nhóm cây thân gỗ: Cây thân gỗ là cây có thân hóa gỗ, sống lâu năm, có kích thước cây khác nhau tùy loài. Ví dụ: nhãn, bưởi, bạch đàn,. . . ② Nhóm cây thân thảo: Cây thân thảo có thân không hoá gỗ, có chu kỳ sống một năm, hai năm hoặc lâu năm. Cây thân thảo thường nhỏ và có chu kỳ sống ngắn hơn cây thân gỗ. Ví dụ: ngô, đậu tương, hoa cúc,... 2.3. Phân loại cây trồng theo số lượng lá mầm Tuỳ thuộc số lượng lá mầm, các loại cây trồng được phân thành hai nhóm: ① Nhóm cây một lá mầm: hành, tôi, tre,... ② Nhóm cây hai lá mầm: cam, xoài, lạc (đậu phộng),... Em có biết: Cây vải tổ ở thôn Thuý Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương có tuổi đời hơn 200 năm. Ngày 08/01/2016, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Hà đã tổ chức lễ công bố quyết định của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục “Cây vải thiều lâu năm nhất Việt Nam" cho cây vải tố này. Nguồn: Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, 2016. 3. PHÂN LOẠI CÂY TRỒNG THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, các loại cây trồng được phân thành các nhóm sau: - Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn,... - Cây rau: cà chua, cải bắp, dưa chuột,... - Cây ăn quả: chuối, bưởi, vải,... - Cây hoa, cây cảnh: hoa hồng, hoa lan, xanh, lưỡi hổ,... - Cây công nghiệp: chè, cà phê, cao su,... - Cây dược liệu: tam thất, đinh lăng, sâm,... - Cây thức ăn chăn nuôi: cỏ, ngô, đậu tương,... - Cây phân xanh: lạc dại, đậu răng ngựa, keo dậu,... - Cây cải tạo đất: lạc dại, xuyến chi, muồng vàng,... - Cây lấy gỗ: keo lá tràm, bạch đàn, sưa,... Quảng cáo
|