Lý thuyết những vấn đề chung về bảo vệ môi trường - Công nghệ 10Tình hình ô nhiễm môi trường trong trồng trọt ở việt nam Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
BÀI 22: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM Ô nhiễm môi trường trong trồng trọt là sự thay đổi tính chất của môi trường đất, nước, không khí theo chiều hướng xấu, các chất độc hại vượt quá ngưỡng cho phép gây hại cho con người và hệ sinh thái. Tính đến năm 2018, Việt Nam có trên 27,3 triệu ha diện tích đất trồng, chiếm 80,4% tổng diện tích đất tự nhiên nên hoạt động trồng trọt ngày càng gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Một số biểu hiện của ô nhiễm như: - Đất trồng bị thoái hoá (axit hoá, kiềm hóa, mặn hoá, bạc màu, chặt, bí,...); - Đất trồng và nguồn nước (nước ngầm, nước mặt) bị nhiễm độc tố (tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, phân bón, hoá chất,...) và vi sinh vật có hại; - Không khí bị nhiễm khói, bụi và các khí độc (CH₁, H₂S,...). Vấn đề ô nhiễm môi trường trong trồng trọt đã và đang gây ra những tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế và xã hội như: - Ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người: gây ra các bệnh về hô hấp, tiêu hoá,... - Ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản do mất vệ sinh an toàn thực phẩm. - Ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất do nông sản bị giảm năng suất và chất lượng. - Ảnh hưởng đến cảnh quan, suy thoái môi trường, gây biến đổi khí hậu. 2. NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT Môi trường trong trồng trọt bị ô nhiễm do các nguyên nhân sau: - Sử dụng phân bón hoá học không đúng cách và quả liều lượng quy định. - Sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi không qua xử lý. - Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất xử lý đất; sử dụng các loại thuốc có độ độc cao và không rõ nguồn gốc. - Rác thải nguy hại trong trồng trọt (bao bì phân bón hoá học, bao bì thuốc bảo vệ thực vật,....) chưa được thu gom và xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường (Hình 22.2). - Phụ phẩm trong trồng trọt không được xử lý mà vứt bỏ ra mỗi trưởng hoặc đốt bỏ (rơm, rạ). 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT Để bảo vệ môi trường trong trồng trọt cần thực hiện một số biện pháp sau: - Nâng cao nhận thức của người dân về sự cẩn nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường trong trồng trọt. - Quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt. - Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình trồng trọt an toàn, VietGAP, hữu cơ,... Ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục và chế phẩm sinh học trong trồng trọt. - Theo dõi thường xuyên các chỉ số ô nhiễm môi trường để cảnh báo sớm và có các biện pháp xử lý. - Thu gom và xử lý rác thải nguy hại trong trồng trọt đúng quy định. - Xử lý phụ phẩm trồng trọt để tái sử dụng. Quảng cáo
|