Lý thuyết kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi - Công nghệ 7Vai trò của việc nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
BÀI 10. KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC VẬT NUÔI 1. Vai trò của việc nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi: - Quá trình chọn con giống - Quá trình nuôi dưỡng - Quá trình chăm sóc - Quá trình phòng và trị bệnh 2. Chăn nuôi vật nuôi 2.1 Chăn nuôi vật nuôi non a. Một số đặc điểm sinh lí cơ thể của vật nuôi non - Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh - Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh - Chức năng miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém hơn so với vật nuôi trưởng thành b. Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non - Nuôi dưỡng + Cho bú sữa đầu + Tập cho ăn sớm - Chăm sóc + Sưởi ấm + Cho vật nuôi non vận động, tiếp xúc nắng sớm + Giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo; cho uống/ tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ + Thường xuyên theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Nhanh chóng cách li vật nuôi non nhiễm bệnh để tránh lây lan. 2.2 Chăn nuôi vật nuôi đực giống a. Yêu cầu đối với vật nuôi đực giống Mục đích: đạt khả năng phối giống cao và cho vật nuôi đời sau có chất lượng tốt - Đối với lợn, bò, dê: con đực giống cần có cơ thể cân đối, rắn chắc, không béo quá hay gầy quá, tăng trọng tốt, nhanh nhẹn, có số lượng và chất lượng tinh dịch tốt - Đối với gà, vịt: con trống cơ thể to, mạnh mẽ, không quá béo hay quá gầy, nhanh nhẹn b. Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống - Nuôi dưỡng: cung cấp thức ăn có đủ năng lượng, protein, vitamin và những chất khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của vật nuôi đực giống - Chăm sóc: + Cho vật nuôi đực vận động hàng ngày + Giữ vệ sinh chuồng trại, tắm, chải cho vật nuôi + Tiêm vacxin định kì cho vật nuôi đực giống + Theo dõi phát hiện bệnh kịp thời; cách li và điều trị các vật nuôi nhiễm bệnh + Kiểm tra định kì thể trọng và tinh dịch 2.3 Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản a. Yêu cầu đối với vật nuôi cái sinh sản Mục đích: giúp vật nuôi có khả năng sinh sản tốt, tiết sữa và nuôi con khỏe mạnh - Đối với lợn, bò, dê: sinh sản đúng chu kì, đủ sữa nuôi con, sữa có thành phần dinh dưỡng tốt - Đối với gà, vịt: tăng trọng tốt, có đủ lượng calcium và các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo trứng có chất lượng tốt b. Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản Quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con - Nuôi dưỡng: + Cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng + Thêm thức ăn như rau củ tươi, củ, quả… cung cấp cho giai đoạn nuôi con - Chăm sóc: + Cho vật nuôi vận động phù hợp; tắm, chải, vệ sinh chuồng trại và dụng cụ cho ăn + Theo dõi và chăm sóc kịp thời + Tiêm vacxin định kì + Theo dõi nhằm phát hiện, điều trị và cách li kịp thời. 3. Vệ sinh trong chăn nuôi Mục đích: phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, đảm bảo môi trường sống của con người 3.1 Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi cần đạt các yêu cầu: + Khí hậu trong chuồng thích hợp để vật nuôi sinh trưởng và phát triển + Xây dựng chuồng nuôi + Thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh + Xử lí phân, rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong chăn nuôi, bảo đảm chất lượng chăn nuôi, sức khoẻ con người 3.2 Vệ sinh thân thể vật nuôi Tuỳ loại vật nuôi, tuỳ mùa mà tắm, chải và cho vật nuôi vận động hợp lí. Quảng cáo
|