Ôn tập chương 4 và 5 trang 70, 71 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

Ngành chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế nước ta? Hãy kể tên một số nghề phổ biến trong chăn nuôi

Quảng cáo

Câu hỏi ôn tập

1. Ngành chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế nước ta?

Hướng dẫn giải:

Vai trò ngành chăn nuôi trong nền kinh tế nước ta:

- Giúp phát triển kinh tế

- Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa….

- Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa, voi,…

- Phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch như: voi, ngỗng...

- Cung cấp phân bón sinh học phục vụ cho nông nghiệp với số lượng lớn.

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ như lông, sừng, da, xương...

2. Hãy kể tên một số nghề phổ biến trong chăn nuôi.

Hướng dẫn giải:

- Bác sĩ thú y

- Nhà chăn nuôi (Nhà chăn nuôi lợn; nhà chăn nuôi trâu, bò; Nhà chăn nuôi dê; Nhà chăn nuôi gia cầm; Nhà chăn nuôi tôm cá..)

- Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản

- Nghề chọn và tạo giống vật nuôi

3. Trình bày những đặc điểm cơ bản của các nghề phổ biến trong chăn nuôi?

Hướng dẫn giải:

Những đặc điểm cơ bản của các nghề phổ biến trong chăn nuôi:

- Bác sĩ thú y: chăm sóc, theo dõi sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.

- Nhà chăn nuôi: nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi;

- Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản: hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.

- Nghề chọn tạo giống vật nuôi: nghiên cứu, chọn lọc và tạo ra các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

4. Trình bày ưu và nhược điểm của mỗi phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam.

Hướng dẫn giải:

(1) Chăn thả tự do:

Ưu điểm:

- Dễ nuôi, ít bệnh

- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên

- Nguồn thức ăn dễ kiếm

- Chuồng trại đơn giản, ít tốn kém

- Tự sản xuất con giống

- Thịt thơm ngon

Nhược điểm:

- Chậm lớn

- Kiểm soát bệnh dịch khó khăn

- Quy mô đàn vừa phải

(2) Nuôi nhốt:

Ưu điểm:

- Dễ kiểm soát dịch bệnh

- Nhanh lớn

- Ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên

- Cho năng suất cao và ổn định.

Nhược điểm:

- Thịt không ngon bằng chăn thả tự do

- Chuồng trại phức tạp 

- Đòi hỏi điều kiện kinh tế vì cần phải đầu tư nhiều hơn

(3) Bán chăn thả tự do

Ưu điểm: 

- Dễ nuôi, ít bệnh tật

- Chuồng trại đơn giản, không cần phải đầu tư quá nhiều

- Hầu hết tự sản xuất con giống

- Các sản phẩm vật nuôi mang lại thơm ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng.

Nhược điểm:

- Quy mô đàn vừa phải, không quá lớn

- Vật nuôi chậm lớn

- Việc kiểm soát bệnh dịch khó khăn

5. Trình bày mục đích và biện pháp chăn nuôi vật nuôi đực giống

Hướng dẫn giải:

Mục đích: đạt khả năng phối giống cao và cho vật nuôi đời sau có chất lượng tốt.

Biện pháp chăn nuôi vật nuôi đực giống:

Nuôi dưỡng: cung cấp thức ăn có đủ năng lượng, protein, vitamin và những chất khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của vật nuôi đực giống như: zine (kẽm); manganese (mangan), iodine.

Chăm sóc:

- Cho vật nuôi đực giống tắm nắng, vận động hằng ngày để cơ thể săn chắc, nhanh nhẹn, trao đổi chất tốt.

- Tiêm vaccine định kì cho vật nuôi đực giống;

- Giữ vệ sinh chuồng trại và tắm, chải cho vật nuôi;

- Kiểm tra định kì thể trọng và tình địch của vật nuôi đực giống.

- Thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.

- Nhanh chóng cách li và điều trị các vật nuôi đực giống nhiễm bệnh.

6. Khi nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản cần phải chú ý những vấn đề gì? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Khi nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản cần phải chú ý đến những vấn đề sau :

Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con.

- Cho vật nuôi vận động phù hợp để cơ thể vật nuôi tăng cường trao đổi chất;

- Cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng như: protein, chất khoáng (Ca, P,...), vitamin (A, B1, D, E,..) để nuôi cơ thể mẹ tăng trưởng, chuẩn bị tiết sữa sau đẻ.

- Thay nước và thức ăn ngày 3-4 lần, vệ sinh máng, khay đựng thức ăn sạch sẽ

- Theo dõi và chăm sóc kịp thời khi vật nuôi đẻ để bảo vệ đàn vật nuôi sơ sinh

- Vật nuôi sơ sinh cần được sưởi ấm 

- Tắm, chải vệ sinh chuồng trại và dụng cụ cho ăn giúp vật nuôi tránh nhiễm bệnh (nhất là ở cuối giai đoạn mang thai)

- Tiêm vaccine định kì cho vật nuôi cái sinh sản

- Thường xuyên theo dõi nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

- Cách li vật nuôi cái nhiễm bệnh để tránh lây lan cho đàn vật nuôi con.

7. Hãy nêu tầm quan trọng và những yêu cầu của việc vệ sinh trong chăn nuôi.

Hướng dẫn giải:

Tầm quan trọng: 

- Vệ sinh thân thể, chuồng trại tạo môi trường thoáng mát cho vật nuôi.

- Phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi.

- Đảm bảo môi trường sống của con người.

- Thực hiện phương châm: " Phòng bệnh hơn chữa bệnh"

Yêu cầu:

(1) Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi:

- Chuồng trại phải đảm bảo rộng rãi, đủ không gian sống cho vật nuôi

- Khí hậu trong chuồng: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí... thích hợp để vật nuôi sinh trưởng và phát triển. Luôn đảm bảo chuồng trại khô ráo, thoáng mát

- Xây dựng chuồng nuôi: hướng chuồng, kiểu chuồng đảm bảo thông gió, đủ ảnh sáng, kiểm soát được nhiệt độ; chuồng được giữ vệ sinh, khô ráo, sạch sẽ;

- Thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh; Trước mỗi lần thay thức ăn nước uống thì cần vệ sinh khay, mạng đựng sạch sẽ. 

- Xử lí phân,rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong chăn nuôi, bảo đảm chất lượng chăn nuôi cũng như sức khỏe con người.

(2) Vệ sinh thân thể vật nuôi: Tùy vào mỗi loại vật nuôi mà có chế độ tắm, chải và cho vật nuôi vận động hợp lí.

8. Tại sao các chất dinh dưỡng như protein, chất khoáng, vitamin cung cấp cho vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn mang thai ảnh hưởng đến chất lượng của đàn vật nuôi con?

Hướng dẫn giải:

Nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cho vật nuôi cái ở giai đoạn mang thai dẫn đến trước hết là con cái không đủ sức khỏe, thiếu chất, thiếu dinh dưỡng và sau đó là ảnh hưởng đến sức khỏe đàn vật nuôi con sức đề kháng kém, sức khỏe yếu, không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Ảnh hưởng đến năng suất chất lượng, sản phẩm chăn nuôi => Ít mang lại giá trị kinh tế cho người nuôi, tổn thất kinh tế cho người nuôi.

9. Tìm hiểu trên báo chí và internet để biết những biện pháp mới trong chăn nuôi. Từ đó, đề xuất biện pháp cải tiến hoạt động chăn nuôi ở địa phương em?

Hướng dẫn giải:

Ngoài những phương thức chăn nuôi như là : chăn thả tự do, nuôi nhốt, nuôi bán chăn thả tự do thì ngày nay người ta đã cải tiến hơn trong cach nuôi  như là : 

- Nuôi trồng thủy sản: Ngoài cách nuôi thả ao truyền thống thì nay người ta đã nuôi lồng đặt ở các vùng ven biển. 

- Nuôi bò sữa thì nay đã có gắn chíp điện tử cho mỗi từng con

Đề xuất biện pháp cải tiến hoạt động chăn nuôi ở địa phương em : Địa phương em thì chủ yếu là:

- Chăn nuôi heo. Trước đây người dân chăn nuôi theo kiểu truyền thống là cho heo ăn đơn thuần là hỗn hợp mỗi rau và cám gạo nấu lên. Theo cách nuôi này thì heo lâu lớn hơn, thời gian nuôi dài hơn. Ngày nay người ta đã biết bổ sung thêm cám cò, cám tổng hợp để đẩy nhanh thời gian nuôi mà chất lượng thịt vẫn đảm bảo

- Có những trang trại nuôi bò nhưng vẫn đang theo hình thức bán chăn thả tự do. Em nghĩ người ta nên cải tiến cách nuôi cho đàn bò bằng việc gắn chíp để theo dõi sức khỏe cho đàn bò. Như thế thì họ sẽ chủ động kiểm soát được đàn bò dễ hơn về cả vấn đề số lượng và sức khỏe đàn bò

10. Vai trò của chuồng nuôi gà thịt thả vườn là gì? Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?

Hướng dẫn giải:

(1) Vai trò:

- Chuồng nuôi giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.

- Chuồng nuôi sẽ giải quyết được vấn đề giữ khoảng cách đảm bảo giữa nhà ở và vật nuôi

- Chuồng nuôi giúp gà tránh được những thay đổi của thời tiết ( tránh nắng mưa, gió bão..), đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi (nền chuồng đảm bảo khô ráo, thoáng mát, dễ dọn vệ sinh). Và là nơi cho gà nghỉ ngơi

- Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh (như vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh…) (cần thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng thường xuyên..)

- Chuồng nuôi góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

- Chuồng nuôi giúp quản lí tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh làm ô nhiễm môi trường.

(2) Chuồng nuôi hợp vệ sinh:

- Lượng khí độc ít.

- Đảm bảo rộng rãi, khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

- Cao ráo, thoáng mát phù hợp với thời tiết.

- Các thiết bị khác chuồng cần được bố trí hợp lý.

- Chuồng nên quay về hướng đông nam, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, đảm bảo được việc đón ánh nắng, đón sáng đầy đủ

- Nền chuồng cao, tránh gây trơn trượt và ẩm ướt khi vào mùa mưa.

- Chọn địa điểm phải cách xa khu dân cư theo khoảng cách đúng quy định.

- Chuồng đảm bảo vệ sinh, quét vôi sáng sủa, phòng chuột, rắn, ruồi, muỗi.

- Tường nên xây bằng gạch để ủ ấm vật nuôi, mái che nên thiết kế dốc để thoát nước nhanh (Thiết kế hệ thống thoát nước xung quanh, tránh đọng nước gây ô nhiễm sau này)

11. Trình bày kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc gà thịt thả vườn

Hướng dẫn giải:

(1) Chuẩn bị chuồng trại chăn nuôi gà thả vườn

Trong quy trình chăn nuôi gà thịt, xây dựng chuồng trại là điều mà bà con cần chú ý nhất bởi đó là nơi để gà nghỉ ngơi, tránh nắng mưa và những tác động xấu từ bên ngoài. Tùy theo từng kích cỡ và độ tuổi của gà đẻ có chuồng nuôi phù hợp :

- Gà con đến 1 tháng tuổi: để mật độ 20 đến 25 con/m2.

- Gà đang trưởng thành từ 1 – 2 tháng tuổi: mật độ 8 đến 10 con/m2.

(2) Cách sử dụng máng ăn, máng uống:

- Bắt đầu sử dụng máng ăn loại nhỏ khi gà con được khoảng 5 ngày tuổi. Thay thế máng nhỏ bằng máng ăn treo khi gà được ít nhất 2 tuần tuổi.

- Sử dụng máng uống loại treo đặt ngay gần máng ăn và thêm một số vị trí trong sân chơi để gà dễ dàng uống nước khi cần.

(3) Lắp đặt hệ thống điện sưởi ấm:

Hệ thống đèn điện sưởi ấm là rất cần thiết đối với sự sống của gà con. Chính vì thế, bà con cần lắp đặt hệ thống đèn điện để sưởi ấm đủ để gà con không bị lạnh mà chết. Sử dụng loại đèn 50W để sưởi ấm cho 30 con gà con. Để tập trung gà con lại sưởi ấm qua đêm, bà con nên sử dụng lồng chụp kích thước từ cao 50cm, rộng 150cm.

(4) Thức ăn chăn nuôi gà thả vườn

- Thức ăn cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn. Đối với gà dưới 1 tháng tuổi, bà con có thể rải tấm, cám ngô hoặc cám thóc trực tiếp lên sàn cho chúng ăn. Cho ăn liên tục không để trên sàn thiếu thức ăn.

- Khi gà được 1 đến 2 tháng tuổi có thể cho chúng ăn bằng máng treo. Giai đoạn này, bà con có thể cho ăn thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp tùy thích nhưng phải đảm bảo cung cấp đủ khoáng chất, đạm và vitamin cần thiết.

12. Em nghĩ thế nào về ý kiến " Phòng bệnh hơn chữa bệnh" cho vật nuôi?

Em đồng ý với ý kiến trên.

Giữa phòng và trị bệnh cho gà, em thấy công tác phòng bệnh là quan trọng hơn. Phòng bệnh thì người nuôi sẽ chủ động hơn, sẽ đỡ tốn công sức, tiền của và thời gian hơn, nếu để gà mắc bệnh rồi mới chữa thì có nhiều loại bệnh rất khó chữa và rất có khả năng không chữa khỏi hoặc để lại di chứng sau này. Nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều, ngoài ra chi phí phòng bệnh sẽ thấp hơn chi phí chữa bệnh. Nếu vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh. Nếu để bệnh tật xảy ra, phải can thiệp thì sẽ tốn kém, hiệu quả kinh tế thấp. Ngoài ra bệnh có thể lây lan ra toàn bộ vật nuôi gây thiệt hại rất lớn, có khi còn gây nguy hiểm cho con người, cho xã hội.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close