Lý thuyết Cường độ dòng điện - Vật Lí 11 Cánh diềuChuyển động có hướng của hạt mang điện Cường độ dòng điện Quảng cáo
BÀI 1. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN I. Chuyển động có hướng của hạt mang điện 1. Hạt mang điện chuyển động trong kim loại - Bên trong kim loại có các electron tự do chuyển động, chúng được gọi là các electron dẫn, bởi vì chúng là các hạt cho phép kim loại dẫn điện. - Khi không có tác dụng của điện trường ngoài, các electron tự do chuyển động nhiệt hỗn loạn, không tạo ra dòng điện trong kim loại. - Khi nguồn điện được nối với dây dẫn kim loại, nguồn điện tác dụng lực lên các electron dẫn làm cho chúng vừa chuyển động hỗn loạn vừa di chuyển theo chiều từ cực âm về cực dương.
- Chiều của dòng điện được quy ước là chiều từ cực dương của nguồn điện đang tạo ra dòng điện, qua dây dẫn đến cực âm. 2. Hạt mang điện chuyển động trong dung dịch chất điện phân
Dòng điện có thể chạy qua dung dịch muối, acid hoặc base; chúng được gọi chung là chất điện phân. Trong dung dịch, chất điện phân tách ra thành các ion trái dấu: ion dương và ion âm chuyển động tự do. II. Cường độ dòng điện 1. Tác dụng mạnh yếu của dòng điện Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện và được đo bằng đơn vị ampe, kí hiệu là A. Một số ước của đơn vị ampe: 1 mA = 10-3 A 1μA=10−6 A 2. Định nghĩa cường độ dòng điện
· Cường độ dòng điện được xác định bằng điện lượng (lượng điện tích) chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian
· Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian được gọi là dòng điện không đổi. 3. Tốc độ dịch chuyển có hướng của hạt mang điện Tốc độ dịch chuyển có hướng của hạt mang điện: \(v = \frac{I}{{Sne}}\) Trong đó: - I là cường độ dòng điện - n là mật độ hạt mang điện có điện tích e - e là điện tích hạt mang điện - S là tiết diện của dây dẫn
Sơ đồ tư duy về “Cường độ dòng điện”
Quảng cáo
|