Lý thuyết Cường độ dòng điện và hiệu điện thế - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Cường độ dòng điện Hiệu điện thế

Quảng cáo

BÀI 23: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ

I. Cường độ dòng điện 

- Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện

- Số chỉ ampe kế càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn.

- Cường độ dòng điện được kí hiệu là I, đơn vị đo là A, và có thể dùng đơn vị mA cho dòng điện có cường độ nhỏ.

- Để đo cường độ dòng điện, ta sử dụng ampe kế và mắc nó vào mạch sao cho dòng điện chạy qua chốt dương và ra khỏi chốt âm của ampe kế.

II. Hiệu điện thế

- Giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn càng lớn thì khả năng sinh ra dòng điện của nó càng lớn.

- Khả năng sinh ra dòng điện của nguồn điện được đặc trưng bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó

- Hiệu điện thế kí hiệu U, đơn vị V, còn dùng mV hoặc kV cho các giá trị nhỏ hoặc lớn.

1 mV = 0.001 V, 1 kV = 1000 V.

- Để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn được nối với chốt âm của vôn kế.

Sơ đồ tư duy về “ Cường độ dòng điện và hiệu điện thế”

 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close