Lý thuyết chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sốngLý thuyết chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Quảng cáo
1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Thời gian chuyển động một vòng của Trái Đất quanh Mặt trời là 365 ngày 6h. - Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiên trên mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66033’. - Sau 3 năm có 365 ngày sẽ có một năm có 366 ngày. Năm đó gọi là năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày. 2. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời a. Mùa trên Trái Đất - Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng dẫn đến bán cầu Bắc và bán cầu Nam luân phiên ngả về phía Mặt Trời. + Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời sẽ có góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, khi ấy là mùa nóng của bán cầu đó. + Cùng lúc đó, bán cầu không ngả về phía Mặt Trời có góc chiếu của tia sáng mặt trời nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, khi ấy là mùa lạnh của bán cầu đó. - Trong thực tế, hiện tượng mùa có sự khác biệt theo vĩ độ. + Ở các vĩ độ cao (đới lạnh) quanh năm lạnh. + Ở các vĩ độ thấp (đới nóng) quanh năm nóng. + Ở các vĩ độ trung bình (đới ôn hòa), một năm chia thành 4 mùa: xuân, hạ thu, đông. b. Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa - Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng nên độ dài thời gian ban ngày và thời gian ban đêm có sự thay đổi theo mùa và theo vĩ độ. - Quan sát hình 4, ta thấy ngày 22 tháng 6, bán cầu Bắc đang là mùa nóng có ngày dài hơn đêm. Cùng lúc đó, bán cầu Nam đang là mùa lạnh, có ngày ngắn đêm dài. Ngày 22 tháng 12 hiện tượng diễn ra ngược lại.
Quảng cáo
|