Lý thuyết: Chủ nghĩa Tômát mới: Toan tính lấy đức tin định hướng cho lý tríChủ nghĩa Tômát là triết học của Tômát Đacanh (Thomas đaquin) (1274) ra đồi từ thời trung cổ ở Tây Âu. Ngay từ đầu, nó đã là sự kết hợp thần học của Đạo Kytô với triết học của Arixtốt và cả của Platôn Quảng cáo
Chủ nghĩa Tômát là triết học của Tômát Đacanh (Thomas đaquin) (1274) ra đồi từ thời trung cổ ở Tây Âu. Ngay từ đầu, nó đã là sự kết hợp thần học của Đạo Kytô với triết học của Arixtốt và cả của Platôn. Nhiều nhà triết học cho rằng, Tômát đã "tư duy lại một cách sâu sắc” triết học của Arixtốt. Lênin đã chỉ ra rằng, phần sinh động của Arixtốt đã bị giết, còn phần chết thì lại được vĩnh viễn hóa. Nó đã đụng đầu với chủ nghĩa duy danh mà Giăng Doong Scot (Jean Đuns Scot), Guyômơ Đốccam (Guillaume d'Ockham) là những đại biểu nổi bật. Tác phẩm Nguyên lý của chủ nghĩa Tômát (Princeps thomistarum) của Giảng Crapécluyt (Jean Crapeclus) là bản trình bày tổng quát và quan trọng nhất về triết học kinh viện của thời kỳ này. Bước sang thế kỷ XVI, giáo hội công giáo phải đương đầu với phong trào cải cách tôn giáo. Chủ nghĩa Tômát được phục hồi mạnh mẽ và xuất hiện như "triết học kinh viện thứ hai". Tác phẩm Thần học đại toàn hay rõ hơn Thần học chống lại những kẻ ngoại đạo được chính thức xuất bản. Tômát đờ Viô đò Quettơ (Thomas de Vio de Quéta) thường gọi là Cagiơtăng (Cajetan) là người có công lớn phục hồi chủ nghĩa Tômát bằng cách chú giải cuốn sách nổi tiếng trên. Thời kỳ hoàng kim này của chủ nghĩa Tômát quá ngắn ngủi. Nó không thể đương đầu nổi những phát kiến mới về khoa học. Vì vậy, thế kỷ XVIII là thời kỳ đặc biệt trống rỗng của chủ nghĩa Tômát. Phải đợi tới 1777, cuốn Thần học đại toàn của S.Rossenli (S.Rosselli) ra đời mới làm cho nó khởi sắc hơn một chút: ông muốn đưa vào học thuyết của Tômát một số thành tựu khoa học xuất hiện từ thời Phục hưng, nhưng nó cũng chưa thoát khỏi vũ trụ học thần bí cổ truyền. Dù sao, ông cũng là đại diện cho sự chuyển tiếp từ chủ nghĩa Tômát cũ sang chủ nglũa Tômát mới ở thế kỷ XIX. Người ta cho rằng, thế kỷ này là thời kỳ hồi xuân của chủ nghĩa Tômát. Thông điệp Aetemi Patris của Giáo hoàng Lêông xin chính thức khẳng định địa vị độc tôn của chủ nghĩa Tômát, suy tôn Tômát là "Tiến sĩ chung" của Giáo hội Công giáo, D.Mácxiê (D.Mercier) ở Viện đại học triết học tại Luvanh đã ra sức phát triển tư tưởng của Tômát cho phù hợp với thời đại bằng cách kết hợp nó vôi nhận thức khoa học. Thậm chí để làm việc đó, người ta đã thành lập ở đây một phòng thí nghiệm về tâm lý học thực nghiệm. Cách đổi mới chủ nghĩa Tômát của Luvanh đã được tất cả những trung tâm nghiên cứu và giảng dạy của Giáo hội Công giáo thực hiện. Để thống nhất chủ nghĩa Tômát, Giáo hội Rôma giao cho G.Máttiutsi (G.Máttiussi) thảo ra một tổng luận gồm 24 luận đê xác định những lập trường chủ yếu của Tômát và được công bố năm 1914 trong Acta apostalicasedis. Những người theo chủ nghĩa Tômát hiện đại tiếp tục giữ một thái độ cởi mở đối với những trào lưu tư tưởng hiện đại. Có người coi việc đó có tính chất "ở ngoài lề" đối với chủ nghĩa Tômát. Thực ra, đó là sự "hiện đại hóa" cần thiết một bộ mặt mới để có thể tồn tại trong một thời đại mà ánh sáng của khoa học không cho phép nó nấp dưới bóng lung linh của thần học trung cổ. T. Bôsensky (T.Bochensky) đã nêu ra mối quan hệ giữa giá trị lôgíc học của chủ nghĩa Tômát và giá trị lôgíc học hiện đại. E. Gihsông (E. Gilson), A.D. Séctilangiơ (A.D.Sertildnges), nhất là Gi. Maritanh (J. Maritain) đưa lại cho chủ nghĩa Tômát những giá trị về tri thức, về thẩm mỹ và về chính trị - xã hội của thế giới ngày nay. Đó chính là con đường mà chủ nghĩa Tômát mới muốn tự làm sống động để tồn tại. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|