Xét góc C của tam giác ABC vuông tại A (H.4.3) . Hãy chỉ ra cạnh đối và cạnh kề của góc C.
Cho tam giác ABC vuông tại A và tam giác A’B’C’ vuông tại A’ có \(\widehat B = \widehat {B'} = \alpha .\) Chứng minh rằng:
a) \(\Delta ABC\backsim \Delta A'B'C';\)
b) \(\frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{A'C'}}{{B'C'}};\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{A'B'}}{{B'C'}};\frac{{AC}}{{AB}} = \frac{{A'C'}}{{A'B'}};\frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{A'B'}}{{A'C'}}\)
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5 cm, AC = 12 cm. Hãy tính các tỉ số lượng giác của góc B.
Cho tam giác ABC vuông cân tại A và \(AB = AC = a\) (H.4.7a).
a) Hãy tính BC và các tỉ số \(\frac{{AB}}{{BC}}\) và \(\frac{{AC}}{{BC}}.\) Từ đó suy ra \(\sin {45^0};\cos {45^0}.\)
b) Hãy tính các tỉ số \(\frac{{AB}}{{AC}}\) và \(\frac{{AC}}{{AB}}.\) Từ đó suy ra \(\tan {45^0};\cot {45^0}.\)
Xét tam giác đều ABC có cạnh bằng 2a.
a) Tính đường cao AH của tam giác ABC (H.4.7b) .
b) Tính \(\sin {30^0};\cos {30^0};\sin {60^0};\cos {60^0}.\)
c) Tính \(\tan {30^0};\cot {30^0};\tan {60^0};\cot {60^0}.\)
Cho tam giác ABC vuông tại A có \(\widehat C = {45^0}\) và \(AB = c.\) Tính BC và AC theo c.
Cho tam giác ABC vuông tại C, có \(\widehat A = \alpha ,\widehat B = \beta \) (H.4.9) . Hãy viết các tỉ số lượng giác của góc \(\alpha ,\beta \) theo độ dài các cạnh của tam giác ABC. Trong các tỉ số đó, cho biết các cặp tỉ số bằng nhau.
Hãy giải thích tại sao \(\sin {35^0} = \cos {55^0},\tan {35^0} = \cot {55^0}.\)
Sử dụng MTCT tính các ti số lượng giác và làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ ba:
a) \(\sin {40^0}54';\)
b) \(\cos {52^0}15';\)
c) \(\tan {69^0}36'\)
d) \(\cot {25^0}18'\)
Dùng MTCT, tìm các góc \(\alpha \) (làm tròn đến phút) , biết:
a) \(\sin \alpha = 0,3782;\)
b) \(\cos \alpha = 0,6251;\)
c) \(\tan \alpha = 2,154;\)
d) \(\cot \alpha = 3,253.\)
Để tính khoảng cách giữa hai địa điểm A, B không đo trực tiếp được, chẳng hạn A và B là hai địa điểm ở hai bên sông, người ta lấy điểm C về phía bờ sông có chứa B sao cho tam giác ABC vuông tại B. Ở bên bờ sông chứa B, người ta đo được \(\widehat {ACB} = \alpha \) và \(BC = a\) (H.4.10) . Với các dữ liệu đó, đã tính được khoảng cách AB chưa? Nếu được, hãy tính AB, biết \(\alpha = {55^0},a = 70\) m.
Trở lại bài toán ở tình huống mở đầu: Trong một toàn chung cư, biết đoạn dốc vào sảnh toàn nhà dài 4 m, độ cao của đỉnh dốc bằng 0,4 m.
a) Hãy tính góc dốc.
b) Hỏi góc đó có đúng tiêu chuẩn của dốc cho người đi xe lăn không?
Tình huống mở đầu:
Ta có thể xác định “góc dốc” \(\alpha \) của một đoạn đường dốc khi biết độ dài của dốc là a và độ cao của đỉnh dốc so với đường nằm ngang là h không? (H.4.1)
(Trong các tòa chung cư, người ta thường thiết kế đoạn dốc cho người đi xe lăn với góc dốc bé hơn \({6^0}\)) .
Cho tam giác ABC vuông tại A. Tính các tỉ số lượng giác sin, cosin, tang, cotang của các góc nhọn B và C khi biết:
a) AB = 8 cm, BC = 17 cm;
b) AC = 0,9 cm, AB = 1,2 cm.
Cho tam giác vuông có 1 góc nhọn \({60^0}\) và cạnh kề với góc \({60^0}\) bằng 3 cm. Hãy tính cạnh đối của góc này.
Cho tam giác vuông có một góc nhọn bằng \({30^0}\) và cạnh đối với góc này bằng 5 cm. Tính độ dài cạnh huyền của tam giác.
Cho hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 3 và \(\sqrt 3 .\) Tính góc giữa đường chéo và cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật (sử dụng bảng giá trị lượng giác trang 69) .
a) Viết các tỉ số lượng giác sau thành tỉ số lượng giác của các góc nhỏ hơn \({45^0}:\)
\(\sin {55^0};\cos {62^0};\tan {57^0};\cot {64^0}\)
b) Tính \(\frac{{\tan {{25}^0}}}{{\cot {{65}^0}}},\tan {34^0} - \cot {56^0}.\)
Dùng MTCT, tính (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba) :
a) \(\sin {40^0}12';\)
b) \(\cos {52^0}54';\)
c) \(\tan {63^0}36';\)
d) \(\cot {35^0}20'.\)
Dùng MTCT, tìm số đo của góc nhọn x (làm tròn đến phút) , biết rằng:
a) \(\sin x = 0,2368;\)
b) \(\cos x = 0,6224;\)
c) \(\tan x = 1,236;\)
d) \(\cot x = 2,154.\)
a) Vẽ tam giác ABC vuông tại A, \(AB = 3cm,AC = 4cm\). Tính BC, sinB, cosB.
b) Vẽ tam giác MNP vuông tại M, \(MN = 6cm,MP = 8cm\). Hỏi hai tam giác ABC, MNP có đồng dạng không? Tính sinN, cosN.
a) Chứng minh rằng với mọi góc nhọn \(\alpha < {45^o}\), ta có
\(\sin \left( {{{45}^o} - \alpha } \right) = \cos \left( {{{45}^o} + \alpha } \right),\cos \left( {{{45}^o} - \alpha } \right) = \sin \left( {{{45}^o} + \alpha } \right)\)
b) Không dùng MTCT, tính
\(\sin {25^o} + \sin {35^o} + \sin {45^o} - \cos {45^o} - \cos {55^o} - \cos {65^o}\)
Khi góc \(\alpha \) lần lượt bằng \({10^o}{,20^o}{,30^o}{,40^o}\), hãy dùng MTCT tính \(\sin \alpha \) trong mỗi trường hợp (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba).
Hãy dùng MTCT, tìm số đo góc nhọn \(\alpha \) (làm tròn đến độ) trong mỗi trường hợp
a) Khi sin \(\alpha \) lần lượt bằng \(\frac{1}{4},\frac{1}{3},\frac{1}{2},\frac{2}{3};\)
b) Khi cos \(\alpha \) lần lượt bằng \(\frac{1}{4},\frac{1}{3},\frac{1}{2},\frac{2}{3}\).
Biết rằng với mỗi góc nhọn \(\alpha \), ta có \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\), không dùng MTCT, hãy tính \({\sin ^2}{25^o} + {\sin ^2}{35^o} + {\sin ^2}{45^o} + {\sin ^2}{55^o} + {\sin ^2}{65^o}\).
Một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông đo được 5cm, 12cm. Hỏi sin góc nhọn nhỏ nhất của tam giác đó bằng bao nhiêu?
Vẽ góc \(\alpha \) trong mỗi trường hợp:
a) \(\cos \alpha = 0,4\);
b) \(\tan \alpha = \frac{2}{3}\);
c) \(\cot \alpha = \frac{3}{4}\).
Một cái thang dài 3,2m đặt tựa bức tường, đầu thang đạt đến độ cao 3m thì thang tạo với mặt đất góc \(\alpha \) xấp xỉ bằng bao nhiêu độ (H.4.6)?
Một cái diều có dây diều dài 8m, khi dây diều căng thì diều bay ở độ cao 6m. Hỏi khi đó dây diều tạo với phương ngang của mặt đất góc nhọn \(\alpha \) xấp xỉ bằng bao nhiêu độ (H.4.7)?
Chứng minh tam giác vuông có một góc nhọn có tang bằng 1 là tam giác vuông cân.
a) Tính các góc của tam giác vuông có một góc nhọn có tang bằng \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\).
b) Một hình chữ nhật có kích thước 3 và \(\sqrt 3 \). Tính các góc tạo bởi đường chéo và cạnh của hình chữ nhật đó.
Xét tam giác ABC vuông tại B, có \(\widehat A = {30^o}\). Tia Bt sao cho \(\widehat {CBt} = {30^o}\) cắt tia AC ở D, D nằm giữa A và C. Chứng minh rằng khoảng cách từ D đến đường thẳng BC bằng \(\frac{{AB}}{4}\).
Dùng MTCT, hãy tìm tang và côtang của góc nhọn \(\alpha \) khi \(\alpha \) lần lượt bằng \({10^o}{,20^0}{,30^o}{,40^o}\) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba).
Tính tang, côtang của góc kề đáy của tam giác cân biết cạnh đáy dài 8cm, đường cao ứng với đáy dài 5cm.
Dùng định nghĩa tỉ số lượng giác sin\(\alpha \), cos\(\alpha \), tan\(\alpha \), cot\(\alpha \), hãy chứng minh rằng:
a) \(\tan\alpha = \frac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }},\cot \alpha = \frac{{\cos \alpha }}{{\sin \alpha }}\);
b) \(1 + {\tan ^2}\alpha = \frac{1}{{{{\cos }^2}\alpha }}\).
Cho góc \(\alpha \) có \(\tan \alpha = \frac{3}{4}\). Tính sin\(\alpha \), cos\(\alpha .\)
Với \(\alpha < \beta < {90^o}\), hãy chứng minh rằng:
a) \(\cos \alpha > \cos \beta \) (HD. Sử dụng Ví dụ 5 và bài 4,15);
b) \(\sin \alpha < \sin \beta \) (HD. Sử dụng công thức \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\)).
Cho tam giác ABC có \(\widehat A = {90^o}\) (H 4.2).
A. \(\sin B = \frac{{AB}}{{BC}}\).
B. \(\cos C = \frac{{AC}}{{AB}}\).
C. \(\tan B = \frac{{AC}}{{AB}}\).
D. \(\cot C = \frac{{AB}}{{BC}}\).
Cho tam giác ABC có \(\widehat A = {90^o}\) và \(\widehat C = {30^o}\) như trên Hình 4.3. Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau?
A. \(\sin B = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).
B. \(\cos C = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).
C. \(\tan B = \sqrt 3 \).
D. \(\cot B = \frac{1}{2}\).
Cho \(\alpha \), \(\beta \) là hai góc nhọn trong tam giác ABC (H.4.4). Khi đó
A. \(\sin \alpha = \tan \beta \).
B. \(\cos \alpha = \cot \beta \).
C. \(\tan \alpha = - \cot \beta \).
D. \(\cot \alpha = \tan \beta \).
A. \(\sin {82^o} = - \cos {8^o}\).
B. \(\cos {75^o} = \sin {16^o}\).
C. \(\cot {52^o} = - \tan {28^o}\).
D. \(\tan {30^o}40' = \cot {59^o}20'\).
Cho tam giác ABC vuông tại A. Tính các tỉ số lượng giác sin, côsin, tang, côtang của các góc nhọn B và C khi biết:
a) \(AB = 8cm,BC = 17cm\);
b) \(AC = 0,9cm,AB = 1,2cm\).
Cho tam giác vuông có một góc nhọn \({60^o}\) và cạnh kề với góc \({60^o}\) bằng 3cm. Hãy tính cạnh đối của góc này.
Cho tam giác vuông có một góc nhọn \({30^o}\) và cạnh đối với góc này bằng 5cm. Tính độ dài cạnh huyền của tam giác
Cho hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 3 và \(\sqrt 3 \). Tính góc giữa đường chéo và cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật (sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt).
a) Viết các tỉ số lượng giác sau thành tỉ số lượng giác của các góc nhỏ hơn \({45^o}\): \(\sin {55^o},\cos {62^o},\tan {57^o},\cot {64^o}\).
b) Tính \(\frac{{\tan {{25}^o}}}{{\cot {{65}^o}}},\tan {34^o} - \cot {56^o}\).
Dùng MTCT, tính (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba):
a) \(\sin {40^o}12'\);
b) \(\cos {52^o}54'\);
c) \(\tan {63^o}36'\);
d) \(\cot {35^o}20'\).
Hướng dẫn (HD)
Dùng MTCT, tìm số đo của góc nhọn x (làm tròn đến phút), biết rằng:
a) \(\sin x = 0,2368\);
b) \(\cos x = 0,6224\);
c) \(\tan x = 1,236\);
d) \(\cot x = 2,154\).
Cho tam giác ABC vuông tại A, biết \(AB = 6cm,AC = 8cm\).
a) Tính tanB, cạnh BC, sinB, góc B (làm tròn đến độ).
b) Kẻ đường cao AH. Tính AH, BH, cos \(\widehat {BAH}\).
Cho tam giác ABC có \(\widehat A = {40^o},\widehat B = {60^o},AB = 6cm\). Hãy tính (làm tròn đến hàng đơn vị):
a) Chiều cao AH và cạnh AC;
b) Độ dài BH và CH.