Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩaỞ những nước khi mà giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác còn là lực lượng đông đảo trong xã hội thì cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể giành được thắng lợi nếu giai cấp công nhân thực hiện được sự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm tạo nên khối đại đoàn kết của lực lượng cách mạng, trong đó nòng cốt là liên minh công - nông. Quảng cáo
Ở những nước khi mà giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác còn là lực lượng đông đảo trong xã hội thì cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể giành được thắng lợi nếu giai cấp công nhân thực hiện được sự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm tạo nên khối đại đoàn kết của lực lượng cách mạng, trong đó nòng cốt là liên minh công - nông. a) Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lóp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa - Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Khi tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lịch sử, trong tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp, C.Mác đã chỉ ra rằng: "Công nhân Pháp không thể tiến lên được một bước nào và cũng không thể dụng đến một sợi tóc của chế độ tư sản trước khi đông đảo nhân dân nằm giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tư sản, nổi dậy chống chế độ tư sản". V.I.Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận liên minh công - nông của C.Mác và Ph.Ăngghen vào thực tiễn Cách nạng Tháng Mười Nga. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, V.I.Lênin thường xuyên chủ trương và thực hiện củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười. Sau Cách mạng Tháng Mười. V.I.Lênin đặc biệt quan tâm tới xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Người chỉ rõ: "Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức)". V.I.Lênin cho rằng, nếu không thực hiện liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác thì giai cấp công nhân không thể giữ vững được chính quyền nhà nước. "Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai câp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước". Mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không phải là duy trì giai cấp và sự đối kháng giai cấp, duy trì nhà nước mà tiến lên xây dựng một xã hội không còn giai cấp, không còn nhà nước. Điểu đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. - Cơ sở khách quan của việc xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Xây dụng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa có những cơ sở khách quan chủ yếu sau đây: Thứ nhất, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng như nhiều tầng lớp lao động khác đều là những người lao đông, đều bị áp bức bóc lột. Thứ hai, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất của nhiều ngành, nghề.... nhưng trong đó công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất chính trong xã hội. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai ngành kinh tế này cũng như các ngành, nghề khác không thể phát triển được. Công nghệ tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và các ngành nghề khác. Nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ cho toàn xã hội, tạo ra nông sản phục vụ cho công nghiệp. V.I.Lênin khẳng định: "Công xưởng xã hội hóa sẽ cung ấp sản phẩm của mình cho nông dân và nông dân sẽ cung cấp lại lúa mì. Đó là hình thức tồn tại duy nhất có thể được của xã hội xã hội chủ nghĩa, là hình thức duy nhất để vây dựng chủ nghĩa xã hội". Thứ ba, xét về mặt chính trị - xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là lượng chính trị to 1ớn trong xây dựng, bảo vệ chính quvền nhà nước, trone xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Do vậy, giai cấp nông dân và nhiều tầng lớp lao động khác trở thành những người bạn "tự nhiên”, tất yếu của giai cấp công nhân. b) Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Nội dung của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa: + Liên minh về chính trị giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền là nhằm giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, liên minh về chính trị giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước từ cơ sở đến trung ương, cùng nhau bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và mọi thành quả cách mạng, làm cho nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên, liên minh về chính trị giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác không phải là sự dung hòa lập trường tư tưởng giữa công nhân với nông dân và các tầng lớp lao động khác, mà phải trên lập trường chính trị của giai cấp công nhân. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trở thành cơ sở vững chắc cho nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành nòng cốt trong mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện khối liên minh rộng rãi với các tầng lớp lao động khác. + Liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là một nội dung đặc biệt quan trọng. Theo V.I.Lênin, nội dung chủ yếu của sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền là liên minh về quân sự, nhưng khi tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trọng tâm là liên minh. Thực hiện liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải kết hợp đúng đắn lợi ích giữa hai giai cấp. Hoạt động kinh tế phải vừa bảo đảm lợi ích của nhà nước, của xã hội, đồng thời phải thường xuyên quan tâm tới lợi ích của giai cấp nông dân. Nếu kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế của các giai cấp trong xã hội, thì liên minh trở thành một động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển, ngược lại nó trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội. Muốn thực hiện được sự liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đảng của giai cấp công nhân và nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên quan tâm tới xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. V.I.Lênin cũng cho rằng, thông qua sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân về kinh tế, từng bước đưa nông dân đi theo con đường xã hội chủ nghĩa bằng cách từng bước đưa họ vào con đường xã hội với những bước đi phù hợp. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết V.I.Lênin không chỉ quan tâm tới xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, mà ông còn quan tâm với xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với tầng lớp trí thức. V.I.Lênin cho rằng, nếu không quan tâm tới điều đó thì không thể xây dựng được một nền sản xuất công nghiệp hiện đại và không thể đứng vững được trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Người cũng nhấn mạnh: "Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không một thế lực đen tôi nào đứng vững được" . + Nội dung tư íuớng - văn hóa của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là một nội dung quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều đó được lý giải bởi các lý do sau đây: Một là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên một nên sản xuất công-nghiệp hiện đại. Những người mù chữ, những người có trình độ tư tưởng - văn hóa thấp không thể tạo ra được một xã hội như vậy. Vì vậy công nhân, nông dân và những người lao động khác phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ tư tưởng - văn hóa. Hai là, chủ nghĩa xã hội với mong muốn xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo, quan hệ giữa con người với con người, giữa dân tộc này với dân tộc khác là quan hệ hữu nghị. tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó chỉ có thể có được trên cơ sở một nền văn hóa phát triển của nhân dân. Ba là, chủ nghĩa xã hội tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân lao động tham gia quan lý kinh tế, quản lý xã hội, quan lý nhà nước. Nhân dân muốn thực hiện được công việc quản lý của mình cần phải có trình độ tư tưởng - văn hóa, phải hiểu biết chính sách, pháp luật. Theo V.I.Lênin, cuộc đấu tranh khắc phục những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, trì trệ, thói quan liêu cửa quyền là một công việc khó khăn, vì "kẻ thù ở ngay trong chúng ta là chủ nghĩa tư bản vô chính phủ và việc trao đổi hàng hóa một cách vô chính phủ" - đây là kẻ thù giấu mặt, chúng ta khó nhận ra và phải trải qua một thời kỳ lâu dài, "... không thể thực hiện nhanh được như nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ quân sự". - Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Muốn xây dựng được khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải bảo đảm những nguyên tắc sau đây: + Phải bảo đảm vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, V.I.Lênin cho rằng, xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân không có nghĩa là chia quyền lãnh đạo của hai giai cấp này mà phải đi theo đường lối của giai cấp công nhân. Giai cấp nông dân là giai cấp gắn với phương thức sản xuất nhỏ, cục bộ, phân tán, không có hệ tư tưởng độc lập. Do đó, chỉ có đi theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân mới có thể tiến lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin khẳng định: "... chỉ có sự lãnh đạo của giai cấp vô sản mới có thế giải phóng quần chúng tiểu nông thoát khỏi chế độ nô lệ tư bản và dẫn họ tới chủ nghĩa xã hội". + Phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện V.I.Lênin đã nhiều lần nhắc nhở những người cộng sản ở Nga là phải bằng những việc làm cụ thể để cho giai cấp nông dân thấy rằng, đi với giai cấp vô sản có lợi hơn đi với giai cấp tư sản, từ đó họ tự nguyện đi với giai cấp công nhân. Có thực hiện trên tinh thần tự nguyện thì khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân mới có thể bền vững, lâu dài. + Kết hợp đúng đắn các lợi ích Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân có những lợi ích cơ bản là thống nhất, bởi vì họ đểu là những người lao động, đều bị bóc lột dưới chủ nghĩa tư bản. Sự thống nhất lợi ích này tạo điều kiện thực hiện sự liên minh giữa họ. Song, giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là những chủ thể kinh tế khác nhau. Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất mới cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp nông dân gắn với chế độ tư hữu nhỏ. Mà chế độ tư hữu nhỏ thì mâu thuẫn với phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Do vậy cần phải quan tâm giải quyết mâu thuẫn này, phải thường xuyên phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh và giải quyết kịp thời, phải chú ý tới những lợi ích thiết thực của nông dân. Sau nội chiến ở Nga, V.I.Lênin đã áp dụng Chính sách kinh tế mới (NEP), thay chính sách trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực. Nhà nước quy định nghĩa vụ đóng thuế lương thực cho nông dân. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế, người nông dân có thế tự do trao đổi phần lương thực thừa. Điều đó đã phát huy được tính tích cực của ngừơi nông dân, đã nhanh chóng đưa nước Nga thoát khỏi những khó khăn sau thời kỳ nội chiến. V.I.Lênin cho rằng: "Chúng ta phải để cho nông dân, với tư cách là người sản xuất nhỏ, có được một phạm vi tự do khá lớn. Không nâng cao kinh tế nông dân, chúng ta không thể giải quyết được tình hình lương thực"; cần phải có những nhượng bộ nhất định đối với nông dân. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|