Lãnh địa phong kiến

Tóm tắt mục 2. Lãnh địa phong kiến. Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục 2

2. Lãnh địa phong kiến

Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

* Đời sống trong lãnh địa:

- Lãnh chúa:

+ Xây dựng những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh, trong đó có dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại,...

+ Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy,... lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng và thu tô, thuế.

+ Các lãnh chúa thì không bao giờ phải lao động, suốt ngày chỉ luyện tập cung, kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ, rực rỡ ánh đèn, nến. Họ đối xử tàn nhẫn với nông nô.

- Nông nô:

+ Phải nộp tô rất nặng, có khi tới 1/2 sản phẩm thu được.

+ Nộp nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản,... 

+ Bị lãnh chúa đối xử tàn nhẫn. Vì thế, nông nô đã nhiều lần nổi dậy chống lại các lãnh chúa phong kiến.

* Đặc điểm kinh tế: Tự cung tự cấp, không trao đổi với bên ngoài.

Lâu đài và thành quách của lãnh chúa

ND chính

Lãnh địa phong kiến là gì? Đời sống trong lãnh địa và những đặc điểm kinh tế trong lãnh địa.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close