Hiện tượng họcSau "Triết học đời sống", "hiện tượng học" được kể tới như là một yếu tố trung tâm của nhân học triết học. Trào lưu triết học này ra đời từ những năm 20 bắt đầu bằng những công trình của Phran Brentano (Franz Brentano) (1838 - 1917), nhưng nó được phát triển chủ yếu do Etmun Huxéclơ (Edmund Husserl) và tiếp đó là M.Sêlơ. Quảng cáo
Sau "Triết học đời sống", "hiện tượng học" được kể tới như là một yếu tố trung tâm của nhân học triết học. Trào lưu triết học này ra đời từ những năm 20 bắt đầu bằng những công trình của Phran Brentano (Franz Brentano) (1838 - 1917), nhưng nó được phát triển chủ yếu do Etmun Huxéclơ (Edmund Husserl) và tiếp đó là M.Sêlơ. Huxéclơ có ảnh hưỏng sâu sắc tới M.Sêlơ. Mặc dù M.Sêlơ nói rằng, hiện tượng học của ông là một cách nhìn sự vật hơn là một phương pháp, một hành vi tâm thần, nhưng nói chung, tất cả đều bộc lộ ở đó lập trường của một thế giới quan duy tâm, một chủ nghĩa bất khả tri và một chủ nghĩa phi lý". Trước hết, cần xem xét khái niệm "kinh nghiệm", yếu tố trung tâm trong hiện tượng học của Sêlơ. Theo cách nhìn đó, M.Sêlơ nói tới thái độ hiện tượng học, tức tới kinh nghiệm khi chủ thể bước vào quan hệ với đối tượng. Nhưng cái tạo nên nội dung của kinh nghiệm trực tiếp, cái kinh nghiệm được cho đó không phải là đối tượng mà là trực giác thuần túy. Nội dung nhận được của kinh nghiệm trực tiếp tạo thành sự việc hiện tượng học, hay nói ngược lại, sự việc hiện tượng học tự phô bày qua trực giác trực tiếp. Mục tiêu "nhìn thấy" bản chất của sự vật là mục tiêu của hiện tượng học và đó là mục tiêu lớn nhất. Quan niệm ấy của Sêlơ bộc lộ rõ, khi ông phân loại tri thức. Theo ông, có ba loại hình sau đây: loại hình thứ nhất là tri thức về kiểm soát và hoàn toàn phục vụ cho việc đưa lại cho con người quyền năng đối với tự nhiên, xã hội, lịch sử. Tri thức này đạt được bằng khoa học thực nghiệm và chuyên môn hóa. Loại hình thứ hai là tri thức về bản chất hay văn hóa liên quan tới tri thức triết học, tới những bản chất mà Huxeclơ đã nói đến. Loại hình thứ hai này có tính chất bản thể học ở chỗ nó đem lại cho người ta bản chất của sự vật, cung cấp cho người ta những giải đáp về những câu hỏi như: thế giới là gì ? bản chất của cây là gì ?... Và loại hình thứ ba là tri thức về hiện thực siêu hình hay cứu chuộc. M.Sêlơ cho rằng, loại hình thứ ba là quan trọng nhất bởi nó đề cập tới những vấn đề nhân học triết học: con người là gì? Vị trí của nó trong vũ trụ là thế nào và quan hệ của nó với Chúa ra sao? Lập trường hiện tượng học cũng bộc lộ rõ trong hệ thống đạo đức học và lý luận về giá trị của Sêlơ. Cũng như Huxéclơ, Sêlơ chịu ảnh hưởng của Brentano về sự khẳng định khả năng của con người trong việc phân biệt cái thiện và cái ác nhờ trực giác trực tiếp. Đối lập với quan điểm của Cantơ coi giá trị tinh thần là những tiêu chuẩn duy lý, coi lý tính thuộc lĩnh vực cao nhất của nhận thức, Sêlơ cho rằng, những giá trị đó có một nội dung "vật chất", có nghĩa là cá nhân có thể biết trực tiếp những giá trị đó qua một quá trình trực giác cảm tính. Trên cơ sở của lý luận về khả năng tiên nghiệm qua trực giác, Sêlơ đề xuất một chủ nghĩa tương đối về giá trị, hay nói cách khác, một chủ nghĩa vọng tuyến về giá trị, có nghĩa là mặc dù các giá trị thay đổi theo những xã hội khác nhau, thậm chí theo từng thời gian khác nhau trong một xã hội, nhưng chúng vẫn là vĩnh cửu, bất di bất dịch, tuyệt đối. Toàn bộ hiện tượng học của Sêlơ, xét cho cùng, là cơ sở để phát triển nhân học triết học. Theo Sêlơ, đó là tri thức cao nhất. Hoặc Sêlơ quan niệm về chức năng đích thực của con người trong vũ trụ như là một chức năng khuôn đúc bản thân theo mô hình Chúa về mặt các giá trị tinh thần và tôn giáo, nhấn mạnh đến tình yêu thương và chủ nghĩa nhân cách. Hoặc Sêlơ chuyển từ quan điểm duy thần sang quan điểm phiếm thần theo hướng các lý thuyết của Đácuyn, Becson, Phơrớt Trong Vị trí của con người trong tự nhiên, ông mô tả con người tinh thần chỉ là một cơ thể động vật siêu việt hóa (như Phriu đã làm) tuy bản chất của nó thấp kém, nhưng lại hợp lực với Chúa, đưa tinh thần vào cuộc sống.‘Cùng như Phơrớt, Sêlơ có lúc cũng nói rằng "Chúa đã chết", cho nên con người phải "tự thần hóa". Theo Bécson, ông cũng cho rằng, vũ trụ là "cái máy làm ra thần thánh". Và đó là nhiệm vụ hàng đầu của con người. Nhân học triết học với cơ sở là hiện tượng học của Sêlơ và của các nhà triết học tư sản khác rút cuộc đều ra sức che giấu tính chất lịch sử cụ thể của cá nhân con người, xem xét con người ở ngoài các quan hệ kinh tế - xã hội. Ngày nay, nhân học triết học càng phơi bầy tâm trạng suy đồi của nó. Tính phi nhân đạo của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đẻ ra sự vô nghĩa của đời sống, sự mong manh của số phận đã làm xuất hiện một thứ triết học bi quan, phi lý: nhân học triết học là một sản phẩm tinh thần như thế. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|