Thành ngữ ám chỉ việc ta lợi dụng lúc người khác gặp hoạn nạn, khó khăn, gặp điều không may để lấn át, áp đảo, vùi dập người đó.
Giải thích thêm
Giậu: tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm, dùng để ngăn cách sân vườn.
Bìm: cây bìm bìm, một loại cây dây leo, hoa hình phễu màu trắng hoặc tím xanh, thường mọc leo ở các bờ rào.
Thành ngữ có nguồn gốc từ một câu chuyện dân gian: Có một hàng giậu đứng sừng sững bao quanh khu vườn. Nó ca ngợi sự khéo léo của bàn tay con người và tin rằng mình không thể đổ. Cạnh hàng giậu là cây bìm bìm. Bìm bìm cố gắng mấy lần để bám vào hàng giậu, hòng trèo cao hơn để đón ánh nắng mặt trời. Hàng giậu không biết bìm bìm phủ lên người mình, tỏ ra rất bực tức. Hàng giậu mách con người việc đó. Con người liền phạt bìm bìm không cho nó leo lên, làm bìm bìm vô cùng tức giận. Khi thời vụ qua đi, con người thu hoạch hết rau trong vườn, không còn ngó ngàng đến hàng giậu nữa. Hàng giậu bị tàn phá bởi thời tiết khắc nghiệt, cuối cùng, nó bị nghiêng sau một đêm mưa to. Thấy hàng giậu nghiêng sát người mình, bìm bìm vui vẻ ùa các dây leo lên hàng giậu. Cả nhà nó nói với hàng giậu: “Xưa giậu hắt hủi bìm bìm nhà ta, lúc ta cần thì chẳng có nơi nương tựa, giờ giậu nhà ngươi đổ kêu người nào thấy ai. Không là hàng giậu ngăn chó, ngăn gà thì cứ để họ nhà ta leo lên, dẫu sao cũng còn có ích”.
Đặt câu với thành ngữ:
Sau khi công ty đối thủ gặp khó khăn, nhiều công ty khác đã giậu đổ bìm leo, chiếm đoạt thị phần của họ.
Cần phải cảnh giác với những kẻ giậu đổ bìm leo, lợi dụng lúc người khác gặp khó khăn để trục lợi cho bản thân.
Hành động giậu đổ bìm leo là hành động xấu, cần được lên án và loại bỏ.
Thành ngữ ám chỉ việc chúng ta ra vẻ là đánh, tấn công hướng này, nhưng thật ra lại đánh hướng khác, nhằm làm lạc hướng đối phương (thường được sử dụng trong chiến thuật thể thao, kinh doanh, chiến tranh).
Thành ngữ có hàm ý nói về việc khi con người tích cóp, tiết kiệm của cải, kinh nghiệm, công sức từng chút một, lâu dần người đó sẽ sở hữu tài sản lớn, có nhiều đóng góp cho xã hội và có nhiều kinh nghiệm sống hơn.
Thành ngữ ám chỉ việc gươm dao sắc bén cũng không nguy hiểm bằng lời nói, miệng lưỡi của con người. Một lời nói của ta thốt ra cũng có thể gây hại đến tính mạng, tinh thần của người khác, vì vậy ta cần cẩn trọng hơn trong lời ăn tiếng nói.