Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) - Trang 95Giải trang 95, 96 VBT hoá 8 - Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 26 Quảng cáo
I. Định nghĩa 1. Trả lời câu hỏi - Ba chất là oxit mà em biết: CaO, Na2O, CuO - Nhận xét thành phần nguyên tố của các oxit đó: các oxit có chứa oxi mà một nguyên tố khác. 2. Nhận xét Một số oxit thường gặp: CuO, Fe2O3, CO2, SO2... 3. Định nghĩa Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. II. Công thức 1. Trả lời câu hỏi - Qui tắc về hóa trị đối với hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học: \(\mathop {{A_x}}\limits^a \mathop {{B_y}}\limits^b = > {\rm{a.x}} = b.y\) - Nhận xét về các thành phần trong công thức của oxit: Oxit gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi 2. Kết luận: Công thức của oxit MxOy gồm có kí hiệu của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố khác M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x của nó theo đúng qui tắc về hóa trị: II. y = n. x III. Phân loại Có thể phân chia oxit thành 2 loại chính a) Oxit axit: là oxit của phi kim và tương ứng với một axit Thí dụ: SO3 tương ứng với axit sunfuric H2SO4 CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3 P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4 b) Oxit bazơ: là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ Thí dụ: Na2O tương ứng với bazơ natri hiđroxit NaOH CaO tương ứng với bazơ canxi hiđroxit Ca(OH)2 CuO tương ứng với bazơ đồng hiđroxit Cu(OH)2 IV – Cách gọi tên Tên oxit : tên nguyên tố + oxit. Thí dụ: Na2O – natri oxit NO – nitơ oxit - Nếu kim loại có nhiều hóa trị khác nhau Tên gọi: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit Thí du: FeO– sắt (II) oxit Fe2O3 – sắt (III) oxit - Nếu phi kim có nhiều hóa trị Tên gọi : tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) Thí dụ: CO– cacbon monooxit CO2– cacbon đioxit SO2 – lưu huỳnh đioxit SO3 – lưu huỳnh trioxit P2O5–điphotpho pentaoxit Loigiaihay.com
Quảng cáo
|