Chủ đề 9. Sinh học vi sinh vật trang 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 - SBT Sinh 10 Cánh diều

Câu nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật? A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 45 9.1

Câu nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật?

A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được.

B. Vi sinh vật nhỏ bé nên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh.

C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.

D. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng rất hẹp.


Phương pháp giải:

- Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được mà chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.

- Vi sinh vật nhỏ bé nên có lợi thế S/V lớn dẫn đến quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh.

- Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.

- Vi sinh vật rất đa dạng đồng thời chúng phân bố rộng khắp các môi trường: môi trường -đất, môi trường nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật (trên cơ thể người, động vật, thực vật,…).


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 46 9.2

Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật?

A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi.

B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.

C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào.

D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào.


Phương pháp giải:

- Vi sinh vật có cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi.

- Vi sinh vật có nhân sơ (vi khuẩn, vi sinh vật cổ) hoặc có nhân thực (tảo đơn bào, nguyên sinh động vật, vi nấm).

- Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào.

- Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào (đơn bào).


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 46 9.3

Nhóm sinh vật nào sau đây không phải vi sinh vật?

A. Vi khuẩn

B. Tảo đơn bào

C. Động vật nguyên sinh

D. Rêu


Phương pháp giải:

- Vi sinh vật gồm có các nhóm: vi khuẩn và vi sinh vật cổ (giới Khởi sinh), tảo đơn bào và nguyên sinh động vật (giới Nguyên sinh), vi nấm (giới Nấm).

- Rêu thuộc giới Thực vật, có thể quan sát được bằng mắt thường nên không được xếp vào nhóm vi sinh vật.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 46 9.4

Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là

A. nguồn năng lượng và khí CO2.

B. nguồn năng lượng và nguồn carbon.

C. ánh sáng và nhu cầu O2.

D. ánh sáng và nguồn carbon.


Phương pháp giải:

Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là nguồn năng lượng (ánh sáng hay phản ứng hóa học) và nguồn carbon (chất hữu cơ hay CO2). Căn cứ vào đó, vi sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng: quang dị dưỡng, quang tự dưỡng, hóa dị dưỡng, hóa tự dưỡng.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 46 9.5

Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là

A. ánh sáng.

B. hóa học.

C. chất hữu cơ.

D. ánh sáng và hóa học.


Phương pháp giải:

Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là ánh sáng và hóa học. Nếu vi khuẩn sử dụng nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống từ ánh sáng thì đó là vi khuẩn quang dưỡng, nếu vi khuẩn sử dụng nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống từ phản ứng hóa học thì đó là vi khuẩn hóa dưỡng.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 46 9.6

Cho các vi sinh vật: vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, nấm, tảo lục đơn bào. Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?

A. Nấm

B. Tảo lục đơn bào

C. Vi khuẩn lam

D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía


Phương pháp giải:

- Vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, tảo lục đơn bào có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng.

- Nấm có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 46 9.7

Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?

A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng

B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng

C. Vi sinh vật quang tự dưỡng

D. Vi sinh vật hóa dưỡng


Phương pháp giải:

- Nhóm vi sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ là vi sinh vật quang tự dưỡng.

- Vi khuẩn hóa tự dưỡng sử dụng năng lượng hóa học để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ.

- Vi sinh vật hóa dị dưỡng không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 46 9.8

Trong hình thức hóa dị dưỡng, sinh vật lấy nguồn năng lượng và nguồn carbon từ:

A. chất vô cơ và chất hữu cơ.

B. chất vô cơ và CO2.

C. chất hữu cơ và chất hữu cơ.

D. chất hữu cơ và CO2.


Phương pháp giải:

Trong hình thức hóa dị dưỡng, sinh vật lấy nguồn năng lượng từ các chất hữu cơ và nguồn carbon cũng từ các chất hữu cơ.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 46 9.9

Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn carbon và nguồn năng lượng là:

A. chất hữu cơ và năng lượng ánh sáng.

B. CO2 và năng lượng ánh sáng.

C. chất hữu cơ và năng lượng hóa học.

D. CO2 và năng lượng hóa học.


Phương pháp giải:

Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ và nguồn năng lượng là năng lượng ánh sáng.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 47 9.10

Chọn phương án đúng để hoàn thành nhận xét sau: Trong hình thức hóa tự dưỡng, sinh vật lấy năng lượng từ phản ứng của …(1)… và nguồn carbon từ …(2)…

A. (1) - chất vô cơ, (2) - chất hữu cơ.

B. (1) - chất vô cơ, (2) - CO2.

C. (1) - chất hữu cơ, (2) - chất hữu cơ.

D. (1) - chất hữu cơ, (2) - CO2.


Phương pháp giải:

Trong hình thức hóa tự dưỡng, sinh vật lấy năng lượng từ phản ứng của chất vô cơ và nguồn carbon từ CO2.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 47 9.11

Có 3 loại cầu khuẩn kí hiệu là A1, A2 và A3 có đường kính tế bào tương ứng là 1,8 m; 2,0 m và 2,2 m. Nuôi 3 vi khuẩn này trong 3 bình nuôi cấy có nguồn dinh dưỡng phù hợp. Tốc độ tiêu thụ nguồn dinh dưỡng của 3 chủng vi khuẩn này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:

A. A1 > A2 > A3.

B. A2 > A1 > A3.

C. A3 > A2 > A1.

D. A2 > A3 > A1.


Phương pháp giải:

Tế bào có kích thước càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn dẫn đến khả năng hấp thu và chuyển hóa vật chất càng nhanh. Mà 3 loại cầu khuẩn kí hiệu là A1, A2 và A3 có đường kính tế bào tương ứng là 1,8 µm; 2,0 µm và 2,2 µm → Tốc độ tiêu thụ nguồn dinh dưỡng của 3 chủng vi khuẩn này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: A1 > A2 > A3.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 47 9.12

Người ta bổ sung thêm 1,5 - 2% thạch vào môi trường nuôi cấy nhằm mục đích

A. tạo pH phù hợp.

B. tạo độ muối phù hợp.

C. bổ sung chất dinh dưỡng.

D. tạo môi trường nuôi cấy đặc.


Phương pháp giải:

Người ta bổ sung thêm 1,5 – 2 % thạch vào môi trường nuôi cấy nhằm mục đích tạo môi trường nuôi cấy đặc. Trên môi trường đặc, tế bào từng loài vi sinh vật sẽ phát triển tạo thành các khuẩn lạc, hình thái khuẩn lạc mang tính đặc trưng cho từng loài vi khuẩn.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 47 9.13

Thứ tự sắp xếp đúng các bước của phương pháp quan sát hình dạng tế bào vi khuẩn là:

A. chuẩn bị tiêu bản - nhuộm tiêu bản - rửa tiêu bản - thấm khô tiêu bản - hong khô tiêu bản - soi kính.

B. chuẩn bị tiêu bản - thấm khô tiêu bản - hong khô tiêu bản - nhuộm tiêu bản - rửa tiêu bản - soi kính.

C. chuẩn bị tiêu bản - hong khô tiêu bản - nhuộm tiêu bản - rửa tiêu bản - thấm khô tiêu bản - soi kính.

D. chuẩn bị tiêu bản - hong khô tiêu bản - rửa tiêu bản - nhuộm tiêu bản - thấm khô tiêu bản - soi kính.


Phương pháp giải:

Thứ tự sắp xếp đúng các bước của phương pháp quan sát hình dạng tế bào vi khuẩn là: chuẩn bị tiêu bản – hong khô tiêu bản – nhuộm tiêu bản – rửa tiêu bản – thấm khô tiêu bản - soi kính.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 47 9.14

Thứ tự sắp xếp đúng các bước của phương pháp phân lập vi sinh vật trong không khí là:

A. chuẩn bị môi trường phân lập - ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 - 3 ngày - mở nắp đĩa petri - đậy nắp đĩa petri - cố định nắp đĩa petri - quan sát kết quả.

B. chuẩn bị môi trường phân lập - mở nắp đĩa petri - đậy nắp đĩa petri - cố định nắp đĩa petri - ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 - 3 ngày - quan sát kết quả.

C. chuẩn bị môi trường phân lập - đậy nắp đĩa petri - mở nắp đĩa petri - cố định nắp đĩa petri - ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 - 3 ngày - quan sát kết quả.

D. chuẩn bị môi trường phân lập - ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 - 3 ngày - mở nắp đĩa petri - đậy nắp đĩa petri - cố định nắp đĩa petri - quan sát kết quả.


Phương pháp giải:

Thứ tự sắp xếp đúng các bước của phương pháp phân lập vi sinh vật trong không khí là: chuẩn bị môi trường phân lập – mở nắp đĩa petri – đậy nắp đĩa petri – cố định nắp đĩa petri - ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 – 3 ngày – quan sát kết quả.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 48 9.15

Chọn phương án đúng để hoàn thành các bước thí nghiệm xác định khả năng sinh tổng hợp enzyme catalase của một mẫu vi khuẩn: chuẩn bị mẫu vi khuẩn và thực hiện phản ứng hóa học với …(1)…, quan sát phản ứng nếu thấy hình thành …(2)… thì mẫu vi khuẩn có chứa …(3)…

A. (1) - nước oxi già, (2) - bọt khí, (3) - catalase.

B. (1) - nước oxi già, (2) - catalase, (3) - bọt khí.

C. (1) - catalase, (2) - nước oxi già, (3) - bọt khí.

D. (1) - bọt khí, (2) - nước oxi già, (3) - catalase.


Phương pháp giải:

Các bước thí nghiệm xác định khả năng sinh tổng hợp enzyme catalase của một mẫu vi khuẩn:

- Chuẩn bị mẫu vi khuẩn và thực hiện phản ứng hóa học với nước oxi già.

- Quan sát phản ứng nếu thấy hình thành bọt khí thì mẫu vi khuẩn có chứa catalase.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 48 9.16

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là

A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.

B. sự tăng lên về kích thước tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.

C. sự tăng lên về khối lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.

D. sự tăng lên về cả kích thước tế bào và số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.


Phương pháp giải:

Vi sinh vật thường có cấu tạo đơn bào (mỗi cơ thể chỉ chứa một tế bào) → Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 48 9.17

Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng lỏng không bổ sung dinh dưỡng trong suốt quá trình nuôi (nuôi cấy theo mẻ, hệ kín), sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo mấy pha?

A. 2 pha.

B. 3 pha.

C. 4 pha.

D. 5 pha.


Phương pháp giải:

Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng lỏng không bổ sung dinh dưỡng trong suốt quá trình nuôi (nuôi cây theo mẻ, hệ kín), sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo 4 pha gồm: pha tiềm phát (pha lag), pha lũy thừa (pha log), pha cân bằng, pha suy vong.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 48 9.18

Mô tả nào dưới đây nói về pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín?

A. Vi khuẩn phân chia rất chấm, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.

B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào; mật độ tế bào trong quần thể gần như không thay đổi.

C. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng phân chia rất chậm, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.

D. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, các tế bào trong quần thể phân chia mạnh mẽ.


Phương pháp giải:

Trong pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín, vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào; mật độ tế bào trong quần thể gần như không thay đổi do chưa phân bào.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 49 9.19

Tốc độ phân chia tế bào của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín đạt cực đại ở pha nào?

A. Pha tiềm phát

B. Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong


Phương pháp giải:

Ở pha lũy thừa, dinh dưỡng đầy đủ đồng thời vi khuẩn đã thích ứng với môi trường → tốc độ phân chia tế bào của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín đạt cực đại ở pha lũy thừa. Nhờ đó, ở pha này, mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh, quần thể đạt tốc độ sinh trưởng tối đa.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 49 9.20a

Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.

Bảng kết quả xác định sinh khối khô (g/L) của nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy theo ngày


a) Pha sinh trưởng lũy thừa của quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này bắt đầu khi nào?

A. Trong khoảng 24 giờ nuôi cấy đầu tiên.                      B. Từ ngày nuôi cấy thứ 4.

C. Từ ngày nuôi cấy thứ 2.                                            D. Từ ngày nuôi cấy thứ 3.

 

                 

Phương pháp giải:

Thời gian bắt đầu pha lũy thừa được tính từ thời điểm tế bào nấm mốc bắt đầu phân chia (sinh khối khô bắt đầu tăng lên) → Pha sinh trưởng lũy thừa của quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này bắt đầu khi trong khoảng 24 giờ nuôi cấy đầu tiên.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án: A

CH tr 49 9.20b

b) Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 5, quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae đang ở pha sinh trưởng nào sau đây?

A. Pha tiềm phát

B. Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong


Phương pháp giải:

Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 5, sinh khối khô của quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae liên tục tăng nhanh từ 0,5 g/l đến 10,5 g/l. Điều đó chứng tỏ vào thời gian này, nấm mốc phân chia mạnh mẽ → Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 5, quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae đang ở pha lũy thừa.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 49 9.20c

c) Trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 7, các quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae diễn ra hiện tượng gì?

A. Thích ứng với môi trường

B. Phân chia mạnh mẽ

C. Không phân chia

D. Sinh khối khô hầu như không thay đổi


Phương pháp giải:

Ngày 5 có sinh khối khô là 10,5 g/l, ngày 6 có sinh khối khô là 10,6 g/l và ngày 7 có sinh khối khô là 10,5 g/l → Trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 7, các quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae diễn ra hiện tượng sinh khối khô hầu như không thay đổi. Sự hầu như không thay đổi về sinh khối khô của quần thể trong khoảng thời gian này được giải thích là do dinh dưỡng của môi trường bắt đầu thiếu hụt, số tế bào sinh ra cân bằng với số tế bào chết đi.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 49 9.20d

d) Ức chế sinh trưởng đối với quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này diễn ra khi nào và do nguyên nhân nào?

A. Trong 24 giờ đầu tiên, do dư thừa dinh dưỡng.

B. Từ ngày 5 đến ngày 7, do dư thừa dinh dưỡng.

C. Từ ngày 5 đến ngày 7, do cạn kiệt dinh dưỡng.

D. Trong 24 giờ đầu tiên, do các chất thải độc hại tích lũy.


Phương pháp giải:

- Trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 7, các quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae diễn ra hiện tượng ức chế sinh trưởng đối với quần thể nấm mốc biểu hiện là sinh khối khô từ ngày 5 đến ngày 7 gần như không tăng.

- Sự ức chế sinh trưởng đối với quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này được giải thích là do dinh dưỡng của môi trường bắt đầu thiếu hụt.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 50 9.20e

e) Quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này có tốc độ sinh trưởng cao nhất khi nào?

A. Trong khoảng 24 giờ nuôi cấy đầu tiên.

B. Từ khi bắt đầu nuôi (ngày 0) đến ngày 5.

C. Từ ngày 1 đến ngày 5.

D. Từ ngày 2 đến ngày 5.


Phương pháp giải:

Quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này có tốc độ sinh trưởng cao nhất khi từ ngày 2 đến ngày 5.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 50 9.20g

g) Để thu sinh khối nấm mốc Aspergillus oryzae người ta cần dừng nuôi cấy vào thời điểm nào?

A. 3 - 4 ngày

B. 4 ngày

C. 5 - 6 ngày

D. 7 ngày


Phương pháp giải:

Để thu sinh khối cần dừng lại ở thời điểm sinh khối bắt đầu đạt cực đại để đảm bảo thu được lượng sinh khối nhiều nhất và trong thời gian ngắn nhất → Để thu sinh khối nấm mốc Aspergillus oryzae người ta cần dừng nuôi cấy vào thời điểm 5 – 6 ngày.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 50 9.21

Quần thể vi khuẩn Escherichia coli được nuôi ở điều kiện thích hợp, trong môi trường dinh dưỡng lỏng (nuôi cấy, theo mẻ, hệ kín) với nguồn carbon là glucose. Khi sinh trưởng của quần thể đạt đến pha cân bằng và nồng độ glucose giảm xuống dưới 2 g/L, người ta bổ sung thêm dung dịch glucose đậm đặc để duy trì nồng độ glucose trong bình nuôi cấy ở mức 5 g/L thêm 3 giờ nữa.

a) Sau khi bổ sung glucose thì sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli chuyển sang pha nào?

A. Pha tiềm phát             B. Pha lũy thừa            C. Pha cân bằng            D. Pha suy vong

b) Sau 3 giờ bổ sung glucose thì sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli chuyển sang pha nào?

A. Pha cân bằng                                           B. Pha lũy thừa và pha cân bằng

C. Pha cân bằng và pha suy vong                  D. Pha suy vong

c) Các chất ức chế sinh trưởng đối với quần thể vi khuẩn E. coli tích lũy nhiều nhất khi nào?

A. Trước khi bổ sung glucose                         B. Trong 3 giờ bổ sung glucose

C. Ngay khi dừng bổ sung glucose.                 D. Khi kết thúc nuôi cấy.




Phương pháp giải:

Sau khi bổ sung glucose, vi khuẩn E. coli vốn đã thích ứng với môi trường nuôi cấy đồng thời lại được bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng dồi dào nên vi khuẩn E. coli sẽ phân chia mạnh mẽ → Sau khi bổ sung glucose thì sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli chuyển sang pha pha lũy thừa.

Sau 3 giờ bổ sung glucose, dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli → Sau 3 giờ bổ sung glucose thì sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli chuyển sang pha cân bằng và pha suy vong.

Trong hệ kín không được rút bớt sản phẩm và chất thải trong suốt quá trình nuôi nên thời gian nuôi cấy càng dài thì các chất độc hại ức chế sinh trưởng đối với quần thể vi khuẩn E. coli tích lũy càng nhiều. Bởi vậy, Các chất ức chế sinh trưởng đối với quần thể vi khuẩn E. coli tích lũy nhiều nhất khi khi kết thúc nuôi cấy.



Lời giải chi tiết:

a) đáp án B

b) đáp án C

c) đáp án D

CH tr 51 9.22

Vi sinh vật nhân sơ có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?

A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử túi.

B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử đảm.

C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử tiếp hợp.

D. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.


Phương pháp giải:

Vi sinh vật nhân sơ có thể sinh sản bằng các hình thức là phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính. Trong đó, phần lớn các vi sinh vật nhân sơ sinh sản vô tính bằng phân đôi theo hình thức phân đôi (hình thức phân bào không có thoi vô sắc).


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 51 9.23

Vi sinh vật nhân thực có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?

A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.

B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử hữu tính.

C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính và hữu tính.

D. Hình thành bào tử vô tính và hữu tính.


Phương pháp giải:

Vi sinh vật nhân thực có thể sinh sản bằng các hình thức là: Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính và hữu tính. Trong đó:

- Phân đôi và nảy chồi là hình thức sinh sản vô tính của vi sinh vật nhân thực.

- Sinh sản bằng bào tử vô tính là kiểu sinh sản vô tính của nhiều nấm sợi.

- Sinh sản bằng bào tử hữu tính có sự kết hợp của các bào tử khác giới chỉ xảy ra ở vi sinh vật nhân thực có hình thức phân bào giảm phân.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 51 9.24

Vi sinh vật A có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ từ 150C đến 450C, sinh trưởng tối ưu ở 30 - 350C. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?

A. Nhóm vi sinh vật ưa lạnh

B. Nhóm vi sinh vật ưa ấm

C. Nhóm vi sinh vật ưa nhiệt

D. Nhóm vi sinh vật cực ưa nhiệt


Phương pháp giải:

- Dựa vào phạm vi nhiệt độ, có thể chia vi sinh vật thành 4 nhóm: ưa lạnh (< 150C), ưa ấm (200C – 400C), ưa nhiệt (550C – 650C), ưa siêu nhiệt (850C – 1100C).

- Vi sinh vật A sinh trưởng tối ưu ở 30 – 35 oC → Chúng thuộc nhóm vi sinh vật ưa ấm.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 51 9.25

Vi sinh vật B có khả năng sinh trưởng ở pH khoảng 5,5 - 8,0, sinh trưởng tối ưu ở pH 6,5 - 7,0. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?

A. Nhóm vi sinh vật ưa acid

B. Nhóm vi sinh vật ưa kiềm

C. Nhóm vi sinh vật chịu kiềm

D. Nhóm vi sinh vật ưa trung tính


Phương pháp giải:

- Dựa vào phạm vi pH, có thể chia vi sinh vật thành 3 nhóm: ưa acid (pHtối ưu = 4 – 6), ưa trung tính (pHtối ưu = 6 – 8), ưa kiềm (pHtối ưu = 9 – 11).

- Vi sinh vật B sinh trưởng tối ưu ở pH 6,5 – 7,0 → Chúng thuộc nhóm vi sinh vật ưa trung tính.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 51 9.26

Vi sinh vật C sinh trưởng tối ưu ở pH khoảng 6,5 - 7,0 và có khả năng sinh trưởng ở pH 9,0. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?

A. Nhóm vi sinh vật ưa acid

B. Nhóm vi sinh vật ưa kiềm

C. Nhóm vi sinh vật chịu kiềm

D. Nhóm vi sinh vật ưa trung tính.


Phương pháp giải:

- Dựa vào phạm vi pH, có thể chia vi sinh vật thành 3 nhóm: ưa acid (pHtối ưu = 4 – 6), ưa trung tính (pHtối ưu = 6 – 8), ưa kiềm (pHtối ưu = 9 – 11).

- Vi sinh vật C sinh trưởng tối ưu ở pH khoảng 6,5 – 7,0 và có khả năng sinh trưởng ở pH 9,0 → Chúng thuộc nhóm vi sinh vật chịu kiềm.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 51 9.27

Các vi sinh vật có khả năng sống và sinh trưởng tốt ở Biển Chết (có nồng độ muối trung bình hằng năm khoảng 31,5%) thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?

A. Nhóm vi sinh vật ưa áp cao

B. Nhóm vi sinh vật ưa áp thấp

C. Nhóm vi sinh vật ưa áp trung bình

D. Nhóm vi sinh vật ưa kiềm


Phương pháp giải:

Biển Chết có nồng độ muối trung bình hằng năm khoảng 31,5% → Biển Chết là môi trường có áp suất thẩm thấu cao → Các vi sinh vật có khả năng sống và sinh trưởng tốt ở Biển Chết thuộc nhóm vi sinh vật ưa áp cao.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 52 9.28

Thuốc kháng sinh có những đặc điểm nào dưới đây?

A. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.

B. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu một hoặc một vài nhóm vi sinh vật gây bệnh.

C. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh.

D. Có khả năng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh ở nồng độ cao.


Phương pháp giải:

Thuốc kháng sinh là chế phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật gây bệnh. Thuốc kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng ở người, động vật và thực vật.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 52 9.29

Chất nào dưới đây là thuốc kháng sinh?

(1) Cồn-iodine

(2) Penicillin

(3) Thuốc tím

(4) Streptomyein

A. (1), (2)

B. (2), (3)

C. (3), (4)

D. (2), (4)


Phương pháp giải:

Penicillin và Streptomycin có khả năng diệt khuẩn có tính chọn lọc nên đây là 2 loại thuốc kháng sinh. Trong đó:

- Thuốc kháng sinh penicillin có tác dụng ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, từ đó tiêu diệt chúng.

- Thuốc kháng sinh streptomycin có tác dụng điều trị bệnh lao và các bệnh nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn gây ra. Đây là một thuốc thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside, có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn nhạy cảm bằng cách ngăn chặn sự sản sinh ra các loại protein thiết yếu cho sự sống của vi khuẩn.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 52 9.30

Chọn phương án đúng để điền vào câu sau: quang tổng hợp ở vi sinh vật là quá trình chuyển hóa năng lượng …(1)… thành năng lượng …(2)… tích lũy trong các hợp chất …(3)…

A. (1) - ánh sáng, (2) - hóa học, (3) - hữu cơ.

B. (1) - hóa học, (2) - ánh sáng, (3) - hữu cơ.

C. (1) - ánh sáng, (2) - hóa học, (3) - vô cơ.

D. (1) - hóa học, (2) - ánh sáng, (3) - vô cơ.


Phương pháp giải:

Quang tổng hợp ở vi sinh vật là quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. Quang tổng hợp ở vi sinh vật được chia thành 2 nhóm: quang hợp không thải oxygen – quang khử và quang hợp thải oxygen.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 52 9.31

Cho các ứng dụng sau: (1) sản xuất sinh khối vi sinh vật (protein đơn bào); (2) làm rượu nếp, tương cà, dưa muối; (3) sản xuất các chế phẩm sinh học (enzyme, kháng sinh); (4) sản xuất amino acid.

Những ứng dụng từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật là:

A. (1), (3), (4).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (4).

D. (1), (2), (3).


Phương pháp giải:

Trong các ứng dụng trên, những ứng dụng từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật là:

- sản xuất sinh khối vi sinh vật (protein đơn bào)

- sản xuất các chế phẩm sinh học (enzyme, kháng sinh)

- sản xuất amino acid

- làm rượu nếp, tương cà, dưa muối là ứng dụng từ quá trình phân giải của vi sinh vật.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 52 9.32

Trong quá trình sinh tổng hợp, protein được tổng hợp bằng cách

A. kết hợp các nucleotide với nhau.

B. kết hợp giữa acid béo và glycerol.

C. kết hợp giữa các amino acid với nhau.

D. kết hợp các phân tử đường đơn với nhau.


Phương pháp giải:

Đơn phân cấu tạo nên protein là amino acid → Trong quá trình sinh tổng hợp, protein được tổng hợp bằng cách kết hợp giữa các amino acid với nhau. Phần lớn các vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các amino acid.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 53 9.33

Vì sao trong quá trình phân giải ở vi sinh vật, phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng?

A. Giúp tạo ra năng lượng cho vi sinh vật.

B. Giúp tạo ra các chất đơn giản, vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào.

C. Giúp tạo ra chất hữu cơ cần thiết giúp vi sinh vật phát triển.

D. Giúp tạo ra các chất vô cơ để khép kín vòng tuần hoàn vật chất.


Phương pháp giải:

Vi sinh vật có kích thước nhỏ nên việc hấp thụ thức ăn có kích thước lớn trở nên khó khăn. Bởi vậy, trong quá trình phân giải ở vi sinh vật, phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng. Phân giải ngoại bào giúp tạo ra các chất đơn giản vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 53 9.34

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Quá trình phân giải protein diễn ra bên trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme protease.

B. Lên men lactic là quá trình chuyển hóa kị khí đường glucose, lactose thành sản phẩm chủ yếu là lactic acid.

C. Vi sinh vật sử dụng enzyme cellulase có sẵn trong môi trường để biến đổi cellulose thành các phân tử đường.

D. Vi sinh vật tiết enzyme lipase để phân giải lipid trong môi trường nuôi cấy.


Phương pháp giải:

Vi sinh vật sử dụng hệ enzyme cellulase do chúng tự sinh tổng hợp để tiết ra ngoài biến đổi cellulose thành các phân tử đường. Các phân tử đường được vi sinh vật sử dụng làm nguyên liệu để xây dựng tế bào hoặc chuyển hóa tiếp để hình thành pyruvic acid.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 53 9.35

Trong quá trình lên men rượu, nấm men chuyển hóa glucose thành sản phẩm:

A. ethanol và O2.

B. ethanol và CO2.

C. ethanol, lactic acid và CO2.

D. ethanol, lactic acid và O2.


Phương pháp giải:

Trong quá trình lên men rượu, nấm men chuyển hóa glucose thành ethanol và CO2.

Con người đã ứng dụng quá trình này để sản xuất nước hoa quả lên men, bia, rượu, làm bánh mì, sản xuất ethanol sinh học,…


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 53 9.36

 Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình phân giải protein?

A. Quá trình phân giải protein thành các amino acid được thực hiện nhờ sự xúc tác của enzyme protease.

B. Khi môi trường thiếu nitrogen, vi sinh vật có thể khử của amino acid, do đó có hiện tượng khí NH3 bay ra.

C. Khi môi trường thiếu carbon và thừ nitrogen, vi sinh vật có thể khử amin của amino acid, do đó có hiện tượng khí NH3 bay ra.

D. Trong quá trình làm nước mắm, nhờ tác dụng của protease của vi sinh vật mà protein của cá được phân giải thành các amino acid.


Phương pháp giải:

Vi sinh vật có thể khử amin của amino acid, do đó có hiện tượng khí NH3 bay ra trong điều kiện môi trường thiếu carbon và thừa nitrogen.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 53 9.37

Việc làm nước tương (xì dầu) trong dân gian thực chất tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện quá trình nào sau đây là chủ yếu?

A. Tổng hợp amino acid

B. Phân giải protein

C. Phân giải cellulose

D. Phân giải lipid


Phương pháp giải:

Việc làm nước tương (xì dầu) trong dân gian thực chất tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện quá trình phân giải protein. Trong đó, vi sinh vật đã phân giải protein có trong đậu tương để tạo thành sản phẩm nước tương (xì dầu) giảu amino acid.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 54 9.38

Muối chua rau củ, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?

A. Phân giải nucleic acid và lên men lactic.

B. Phân giải protein và lên men lactic.

C. Phân giải carbohydrate và lên men lactic.

D. Phân giải lipid và lên men lactic.


Phương pháp giải:

Muối chua rau củ, thực chất là tạo điều kiện để quá trình phân giải carbohydrate và lên men lactic: Vi khuẩn lactic phân giải carbohydrate trong rau củ thành acid lactic giúp rau củ có vị chua đặc trưng và bảo quản được lâu hơn.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 54 9.39

Làm bánh mì là ứng dụng của quá trình

A. lên men lactic.

B. lên men rượu.

C. lên men acetic.

D. lên men propionic.


Phương pháp giải:

Làm bánh mì là ứng dụng của quá trình lên men rượu: Nấm men được lựa chọn sử dụng để sản xuất bánh mì chính là loại nấm men Saccharomyces cerevisiae. Khi thêm nấm men vào hỗn hợp bột và nước, nấm men phân giải tinh bột và giải phóng CO2. Chính CO2 được sinh ra từ quá trình lên men này giúp bột bánh mì phát triển.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 54 9.40

Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện những quá trình nào sau đây?

(1) Làm tương, (2) Muối dưa, (3) Muối cà, (4) Làm nước mắm,

(5) Làm giấm, (6) Làm rượu, (7) Làm sữa chua.

A. (1), (3), (2), (7).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (7).

D. (4), (5), (6), (7).


Phương pháp giải:

- Vi khuẩn lactic phân giải carbohydrate thành acid lactic → Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện những quá trình là: Muối dưa, muối cà, làm sữa chua.

- Làm tương, làm nước mắm là ứng dụng quá trình phân giải protein của vi sinh vật.

- Làm giấm, làm rượu là ứng dụng quá trình phân giải tinh bột của vi sinh vật.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 54 9.41

Cho các sản phẩm sau đây: (1) tương, (2) nước mắm, (3) mạch nha, (4) giấm, (5) mắm tôm.

Những sản phẩm là ứng dụng quá trình phân giải protein của vi sinh vật là

A. (2), (3), (5).

B. (1), (2), (3).

C. (1), (2), (4).

D. (1), (2), (5).


Phương pháp giải:

- Những sản phẩm là ứng dụng của quá trình phân giải protein của vi sinh vật là: tương, (2) nước mắm, mắm tôm.

-  mạch nha, giấm là ứng dụng quá trình phân giải tinh bột.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 54 9.42

Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Quá trình sinh tổng hợp và quá trình phân giải ở vi sinh vật là 2 quá trình có mối quan hệ chặt chẽ.

B. Nhờ quá trình tổng hợp và phân giải diễn ra với tốc độ nhanh, vi sinh vật có thể phát triển mạnh mẽ.

C. Con người có thể lợi dụng quá trình tổng hợp và phân giải của vi sinh vật cho các mục đích của mình.

D. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật đều diễn ra ở tế bào chất.


Phương pháp giải:

- Quá trình tổng hợp ở vi sinh vật là quá trình hình thành các hợp chất (vật liệu) để xây dựng và duy trì các hoạt động sống đồng thời cũng tích lũy năng lượng. Quá trình này diễn ra ở tế bào chất của vi sinh vật.

- Quá trình phân giải ở vi sinh vật là quá trình hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào. Vi sinh vật thường tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất như protein, polysaccharide,…


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 54 9.48

Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn dựa trên những cơ sở khoa học nào?

(1) Khả năng phân giải các chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ của vi sinh vật.

(2) Khả năng tổng hợp các chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ của vi sinh vật.

(3) Khả năng sinh trưởng nhanh và sống được trong các điều kiện cực khắc nghiệt của vi sinh vật.

A. (1), (2)

B. (2), (3)

C. (1), (3)

D. (1), (2), (3)


Phương pháp giải:

Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn dựa trên những cơ sở khoa học là:

- Khả năng phân giải các chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ của vi sinh vật.

- Khả năng tổng hợp các chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ của vi sinh vật.

- Khả năng sinh trưởng nhanh và sống được trong các điều kiện cực khắc nghiệt của vi sinh vật.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 55 9.44

Ngành Công nghệ vi sinh vật là

A. ngành khoa học nghiên cứu các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

B. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

C. ngành khoa học ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

D. ngành công nghiệp ứng dụng các vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm có hoạt tính sinh học phục vụ đời sống con người.


Phương pháp giải:

Ngành Công nghệ vi sinh vật là ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người. Một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật là: chế biến thực phẩm (các sản phẩm lên men lactic, nước mắm, nước tương, đồ uống, bánh mì,…), chăn nuôi (chất phụ gia cho thức ăn chăn nuôi, men vi sinh, thuốc thú y, vaccine,…), trồng trọt (phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm vi sinh cho cây trồng, thuốc trừ sâu sinh học), y – dược học (vaccine cho người, men vi sinh và các chất hoạt tính sinh học hỗ trợ điều trị, dược phẩm sinh học,…), môi trường (chế phẩm vi sinh xử lí nước thải, khí thải và chất thải rắn,…), hóa chất,…


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 55 9.45

Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học BT được sản xuất từ sinh khối vi khuẩn Bacillus thurigiensis. Thuốc này có vai trò gì trong nông nghiệp hữu cơ?

A. Tiêu diệt một số loại sâu hại cây trồng.

B. Tiêu diệt một số loại nấm gây bệnh hại cây trồng.

C. Tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.

D. Tiêu diệt một số loại virus gây bệnh hại cây trồng.


Phương pháp giải:

Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học BT được sản xuất từ sinh khối vi khuẩn Bacillus thurigiensis có vai trò tiêu diệt một số loại sâu hại cây trồng như sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp,…


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 55 9.46

Trong quy trình sản xuất ethanol sinh học, người ta đã sử dụng vi sinh vật nào dưới đây để chuyển hóa đường thành ethanol?

A. Nấm mốc Aspergillus niger

B. Vi khuẩn Bacillus thurigiensis

C. Nấm men Saccharomyces cerevisiae

D. Vi tảo Arthrospira platensis


Phương pháp giải:

Trong quy trình sản xuất ethanol sinh học, người ta đã sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae để chuyển hóa đường thành ethanol.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 55 9.47

Trong quy trình sản xuất tương bần, người ta đã sử dụng vi sinh vật nào dưới đây?

A. Nấm mốc Aspergillus oryzae

B. Vi khuẩn Bacillus thurigiensis

C. Nấm men Saccharomyces cerevisiae

D. Vi tảo Arthrospira platensis


Phương pháp giải:

Trong quy trình sản xuất tương bần, người ta đã sử dụng vi sinh vật là nấm mốc Aspergillus niger. Trong quá trình này, nấm mốc sẽ sinh tổng hợp các enzym amylase và protease để phân giải tinh bột thành đường và phân giải protein trong đâu tượng thành amino acid.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 55 9.48

Tại sao vi khuẩn Escherichia coli được ứng dụng trong việc nhân nhanh các đoạn DNA trong vector tái tổ hợp?

(1) Vì chúng sinh trưởng rất nhanh.

(2) Vì chúng có nhiều loại plasmid khác nhau.

(3) Vì hệ gene của chúng đã được nghiên cứu kĩ.

(4) Vì chúng có thể tiếp nhận nhiều loại vector.

A. (1), (2)

B. (2), (3)

C. (3), (4)

D. (1), (3)


Phương pháp giải:

Vi khuẩn Escherichia coli được ứng dụng trong việc nhân nhanh các đoạn DNA trong vector tái tổ hợp vì:

- sinh trưởng rất nhanh.

- hệ gene  đã được nghiên cứu kĩ.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 56 9.49

Các sản phẩm thương mại nào dưới đây có thể là sản phẩm của ngành Công nghệ vi sinh vật?

(1) Sữa chua nếp cẩm

(3) Gạo ST25

(2) Phân hữu cơ

(4) Gà lai Đông Cảo

A. (1), (2)

B. (2), (3)

C. (3), (4)

D. (2), (4)


 

Phương pháp giải:

Ngành Công nghệ vi sinh vật là ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người → Trong các sản phẩm thương mại trên, sản phẩm có thể là sản phẩm của ngành Công nghệ vi sinh vật là:

- chua nếp cẩm (sản phẩm do lên men lactic của vi khuẩn lactic).

- Phân hữu cơ (sản phẩm do phân giải chất thải của vi sinh vật.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 56 9.50

Các chế phẩm thương mại nào dưới đây có thể là sản phẩm của ngành Công nghệ vi sinh phục vụ ngành môi trường?

(1) Chế phẩm EM bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

(2) Chế phẩm EM xử lí phân thải chuồng nuôi.

(3) Chế phẩm Em xử lí khí thải chuồng nuôi.

(4) Chế phẩm EM bổ sung vào đất canh tác rau màu.

A. (1), (2)

B. (3), (4)

C. (1), (2), (3)

D. (2), (3)


Phương pháp giải:

Các chế phẩm thương mại có thể là sản phẩm của ngành Công nghệ vi sinh phục vụ ngành môi trường là: Chế phẩm vi sinh xử lí nước thải, khí thải và chất thải rắn; chế phẩm vi sinh xử lí phế phụ phẩm nông nghiệp, biogas. Vậy trong các sản phẩm thương mại trên, sản phẩm của ngành Công nghệ vi sinh phục vụ ngành môi trường là:

- Chế phẩm EM xử lí phân thải chuồng nuôi.

- Chế phẩm EM xử lí khí thải chuồng nuôi.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 56 9.51

Dựa trên căn cứ nào để xếp một sinh vật vào nhóm vi sinh vật?


Phương pháp giải:

Vi sinh vật bao gồm các sinh vật có kích thước nhỏ bé và thường chỉ quan sát bằng kính hiển vi. Vi sinh vật có đại diện trong các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh và Nấm.

Dựa vào nguồn năng lượng và carbon sử dụng, vi sinh vật được chia thành 4 kiểu dinh dưỡng khác nhau: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.


Lời giải chi tiết:

Căn cứ để xếp một sinh vật vào nhóm vi sinh vật:

- Cấu tạo cơ thể: đơn bào hoặc tập hợp đa bào.

- Kích thước: nhỏ bé (thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi).


CH tr 56 9.52

Vi sinh vật được chia thành 4 nhóm (kiểu dinh dưỡng): quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng. Kiểu dinh dưỡng nào chỉ có ở vi sinh vật mà không có ở những sinh vật khác?


Phương pháp giải:

Vi sinh vật bao gồm các sinh vật có kích thước nhỏ bé và thường chỉ quan sát bằng kính hiển vi. Vi sinh vật có đại diện trong các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh và Nấm.

Dựa vào nguồn năng lượng và carbon sử dụng, vi sinh vật được chia thành 4 kiểu dinh dưỡng khác nhau: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.


Lời giải chi tiết:

- Kiểu dinh dưỡng chỉ có ở vi sinh vật: hóa tự dưỡng (vi khuẩn oxi hóa hydrogen, oxi hóa sắt), quang dị dưỡng (vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục).

- Kiểu dinh dưỡng có ở các sinh vật khác: hóa dị dưỡng (động vật, nấm, người), quang tự dưỡng (thực vật, tảo).


CH tr 56 9.53

Cho biết mục đích, ý nghĩa của quá trình phân lập.


Phương pháp giải:

Một số phương pháp phổ biến nghiên cứu vi sinh vật: phân lập, quan sát hình thái, nghiên cứu đặc điểm hóa sinh.


Lời giải chi tiết:

- Mục đích của quá trình phân lập: tách riêng từng tế bào vi sinh vật ra khỏi tập hợp các tế bào vi sinh vật.

- Ý nghĩa của quá trình phân lập: có những dòng thuần chủng phục vụ nghiên cứu và ứng dụng.


CH tr 56 9.54

Vì sao để quan sát tế bào vi khuẩn người ta không làm tiêu bản và quan sát luôn mà phải nhuộm trước khi quan sát?


Phương pháp giải:

Một số phương pháp phổ biến nghiên cứu vi sinh vật: phân lập, quan sát hình thái, nghiên cứu đặc điểm hóa sinh.


Lời giải chi tiết:

Tế bào vi sinh vật thường nhỏ và thường có màu nhạt do đó rất khó quan sát. Nhuộm vi sinh vật với các chất màu giúp cho quá trình quan sát được dễ dàng hơn.


CH tr 56 9.55

Nêu ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu đặc điểm hóa sinh.

Phương pháp giải:

Một số phương pháp phổ biến nghiên cứu vi sinh vật: phân lập, quan sát hình thái, nghiên cứu đặc điểm hóa sinh.

Lời giải chi tiết:

Xác định các thành phần cấu tạo và các đặc điểm của tế bào vi sinh vật, từ đó định hướng nghiên cứu và ứng dụng phù hợp.


CH tr 56 9.56

So sánh đặc điểm của pha tiềm phát (pha lag) và cân bằng trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn nuôi cấy trong môi trường sinh dưỡng lỏng, hệ kín.


Phương pháp giải:

Sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.

Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn nuôi trong hệ kín được chia thành 4 pha: tiềm phát (lag), lũy thừa (log), cân bằng và suy vong.


Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Mật độ tế bào trong quần thể hầu như không thay đổi.

- Khác nhau:

+ Ở pha tiềm phát (pha lag): Các tế bào vi khuẩn hầu như không phân chia, chúng thích ứng dần với môi trường, tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào.

+ Ở pha cân bằng: Các tế bào trong quần thể phân chia hoặc chết đi nhưng số tế bào sinh ra bằng với số tế bào chết đi.


CH tr 56 9.57

Thời gian thế hệ (g) của vi khuẩn đường ruột Escherichia coli ở pha lũy thừa, trong điều kiện nuôi cấy thích hợp là khoảng 20 phút (g = 1/3 giờ).

a) Hãy điền tiếp vào bảng sau đây: (1) số lần phân chia và (2) mật độ tế bào của quần thể vi khuẩn E. coli sau mỗi khoảng thời gian nuôi cấy thích hợp của pha lũy thừa.

Bảng kết quả đến số tế bào của quần thể vi khuẩn E. coli trong bình nuôi cấy theo thời gian.

b) Sau n thế hệ phân chia, quần thể vi khuẩn E. coli trên đạt được số tế bào (kí hiệu: Nt) trong quần thể là bao nhiêu?

c) Nếu số tế bào ban đầu của quần thể vi khuẩn E. coli là N0 thì sau n thế hệ, quần thể vi khuẩn E. coli trên sẽ đạt được số tế bào (Nt) trong quần thể là bao nhiêu?


Phương pháp giải:

Sinh trưởng, phát triển của vi sinh vât là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.

Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn nuôi trong hệ kín được chia thành 4 pha: tiềm phát (lag), lũy thừa (log), cân bằng và suy vong.


Lời giải chi tiết:

a) Kết quả đếm số tế bào của quần thể vi khuẩn E. coli trong bình nuôi cấy theo thời gian.

b) Sau n thế hệ phân chia, quần thể vi khuẩn E. coli trên đạt được mật độ tế bào (Nt) trong quần thể là: Nt = 10 x 2n (tế bào/mL).

c) Nếu số tế bào ban đầu của quần thể vi khuẩn E. coli là N0 thì sau n thế hệ, quần thể vi khuẩn E. coli trên sẽ đạt được mật độ tế bào (Nt) trong quần thể là:

Nt = N0.2n (tế bào/mL)


CH tr 57 9.58

Nuôi vi khuẩn Bacillus subtillis trong môi trường dinh dưỡng lỏng ở điều kiện tối ưu, không bổ sung dinh dưỡng trong suốt thời gian nuôi. Tính mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis trong dịch nuôi sau 6 giờ nuôi cấy. Biết rằng mật độ ban đầu của vi khuẩn là 2.103 tế bào/mL, vi khuẩn B. subtillis có g = 0,5 giờ, bỏ qua pha tiềm phát của quần thể vi khuẩn.


Phương pháp giải:

Sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.

Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn nuôi trong hệ kín được chia thành 4 pha: tiềm phát (lag), lũy thừa (log), cân bằng và suy vong.


Lời giải chi tiết:

Do g = 0,5 (giờ) nên 6 giờ nuôi cấy tương đương 12 thế hệ phân chia → Mật độ vi khuẩn Bacillus subtillis trong dịch nuôi sau 6 giờ nuôi cấy là: 2.103.2.12 = 8,192.106 (tế bào/mL).


CH tr 57 9.59

So sánh hình thức sinh sản vô tính bằng bao tử của các nấm mốc chi Mucor và các nấm mốc chi Aspergillus.


Phương pháp giải:

Sinh trưởng, phát triển của vi sinh vât là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.

Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn nuôi trong hệ kín được chia thành 4 pha: tiềm phát (lag), lũy thừa (log), cân bằng và suy vong.


Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Đều sinh bào tử vô tính trên các sợi khí sinh của nấm mốc.

- Khác nhau:

+ Nấm mốc chi Mucor: Các bào tử vô tính nằm trong túi kín.

+ Nấm mốc chi Aspergillus: Các bào tử vô tính không nằm trong túi kín mà đính trên các cấu trúc hình thành bào tử của sợi nấm.


CH tr 57 9.60

Tại sao trong môi trường có nồng độ muối hoặc đường cao (Ví dụ: Biển Chết, chượp mắm, mật ong,…) chỉ có rất ít vi sinh vật sinh sống?


Phương pháp giải:

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật bao gồm: các yếu tố hóa học (nguồn dinh dưỡng, các chất hóa học khác), các yếu tố vật lí (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…) và các yếu tố sinh học.


Lời giải chi tiết:

Vì môi trường có nồng độ muối hoặc đường cao thường có áp suất thẩm thấu cao và hoạt độ nước thấp, do vậy chỉ có rất ít vi sinh vật thuộc nhóm ưa áp và chịu được hoạt độ nước thấp sinh sống.


CH tr 57 9.61

Có thể tiếp tục dùng loại kháng sinh đã được bác sĩ kê cho lần khám trước với liều lượng cao hơn để nhanh chóng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh tương tự trong lần mắc bệnh sau đó không? Vì sao?


Phương pháp giải:

Thuốc kháng sinh là chế phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật.

Thuốc kháng sinh có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng nhưng khi sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây hiện tượng nhờn thuốc nhanh chóng ở vi sinh vật gây bệnh, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh của thuốc kháng sinh.


Lời giải chi tiết:

Không, vì các biểu hiện bệnh tương tự có thể do các vi sinh vật khác nhau gây nên và việc lạm dụng thuốc kháng sinh với liều lượng cao hơn gây hiện tượng nhờn thuốc (kháng kháng sinh) làm giảm hoặc mất hiệu lực của thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh.


CH tr 57 9.62

Quá trình tổng hợp có ý nghĩa gì đối với vi sinh vật?


Phương pháp giải:

Vi sinh vật sinh tổng hợp các đại phân tử, ví dụ như protein, polysaccharide và lipid làm nguyên liệu xây dựng tế bào và dự trữ năng lượng cho tế bào. Con người có thể ứng dụng quá trình này để sản xuất protein, polymer sinh học hoặc dầu diesel sinh học.

Vi sinh vật có khả năng tổng hợp enzyme phân giải các đại phân tử như protein, polysaccharide. Con người ứng dụng các quá trình này để làm nước tương, nước mắm, lên men rượu, lên men lactic, xử lí rác thải,…


Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của quá trình tổng hợp:

- Hình thành nguyên liệu để xây dựng tế bào.

- Dự trữ năng lượng cho tế bào.


CH tr 57 9.63

Nêu ý nghĩa của quá trình quang hợp ở vi sinh vật?


Phương pháp giải:

Một số vi sinh vật có khả năng quang tổng hợp ra chất hữu cơ và giải phóng O2 vào khí quyển.


Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của quá trình quang hợp ở vi sinh vật:

- Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học (dự trữ năng lượng cho tế bào).

- Tổng hợp chất hữu cơ để xây dựng tế bào.

- Giải phóng O2 cho sinh giới.


CH tr 57 9.64

Quá trình phân giải có ý nghĩa gì đối với vi sinh vật?


Phương pháp giải:

Vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ giúp khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.


Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của quá trình phân giải:

- Hình thành nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.

- Giải phóng năng lượng cho các hoạt động của tế bào.


CH tr 57 9.65

Trình bày cơ chế chuyển hóa diễn ra trong quá trình lên men sữa chua, dựa vào đó giải thích cơ chế đông tụ của sữa chua.


Phương pháp giải:

Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ giúp khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.


Lời giải chi tiết:

Cơ chế của quá trình lên men sữa chua: vi khuẩn lactic chuyển hóa carbohydrate (glucose, lactose, saccharose, …) thành lactic acid.

Cơ chế đông tụ của sữa chua: lactic acid làm cho pH của môi trường giảm, khi pH giảm sẽ làm cho protein bị kết tủa dẫn đến hiện tượng đông tụ.


CH tr 58 9.66

 Trình bày cơ chế chuyển hóa diễn ra trong quá trình lên men bánh mì, dựa vào đó giải thích hiện tượng nở ra của bánh mì.


Phương pháp giải:

Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ giúp khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.


Lời giải chi tiết:

Cơ chế chuyển hóa diễn ra trong quá trình lên men bánh mì: nấm men lên men chuyển hóa carbohydrate (glucose, lactose, saccharose,…) thành ethanol và khí CO2.

Cơ chế nở ra của bánh mì: khí CO2 sinh ra nhiều nhưng không thoát được ra ngoài sẽ làm cho bánh mì nở to ra.


CH tr 58 9.67

Giải thích hiện tượng khú ở dưa muối chua.


Phương pháp giải:

Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ giúp khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.


Lời giải chi tiết:

Quá trình lên men lactic sẽ tạo ra lactic acid và làm cho pH của môi trường giảm, pH giảm sẽ tạo điều kiện cho những sinh vật ưa acid ví dụ nấm men và nấm mốc phát triển. Nấm phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường dưa chua và làm cho dưa bị khú (thối).


CH tr 58 9.68

Nêu một số tác hại của quá trình tổng hợp và phân giải của sinh vật đối với con người.


Phương pháp giải:

Vi sinh vật sinh tổng hợp các đại phân tử, ví dụ như protein, polysaccharide và lipid làm nguyên liệu xây dựng tế bào và dự trữ năng lượng cho tế bào. Con người có thể ứng dụng quá trình này để sản xuất protein, polymer sinh học hoặc dầu diesel sinh học.

Vi sinh vật có khả năng tổng hợp enzyme phân giải các đại phân tử như protein, polysaccharide. Con người ứng dụng các quá trình này để làm nước tương, nước mắm, lên men rượu, lên men lactic, xử lí rác thải,…

Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ giúp khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.


Lời giải chi tiết:

- Tác hại của quá trình tổng hợp: tổng hợp các chất độc đối với con người ví dụ như độc tố ở vi khuẩn, nấm mốc.

- Tác hại của quá trình phân giải: phân giải làm hỏng lương thực, thực phẩm, các vật dụng hằng ngày.


CH tr 58 9.69

Sinh khối vi sinh vật được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng như thế nào?


Phương pháp giải:

Công nghệ vi sinh vật là ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn là dựa trên khả năng phân giải, tổng hợp các chất, khả năng sinh trưởng nhanh, khả năng sống trong các điều kiện cực khắc nghiệt của một số vi sinh vật.

Vi sinh vật được ứng dụng chủ yếu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nông nghiệp, công nghiệp, bảo vệ môi trường và trong bảo quản, chế biến thực phẩm.


Lời giải chi tiết:

Trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sinh khối vi sinh vật được sử dụng để:

- Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học như: kháng sinh, enzyme, các chất kích thích/ ức chế sinh trưởng,… để điều trị và chẩn đoán bệnh, nâng cao sức khỏe con người.

- Chế biến trực tiếp thành các sản phẩm lên men vi sinh (probiotics), thực phẩm chức năng (functional food) để bồi bổ sức khỏe, làm đẹp, nâng cao sức đề kháng với bệnh tật cho con người.


CH tr 58 9.70

Hãy kể tên các cơ quan, ban ngành, công ty, nhà máy có liên quan đến Công nghệ vi sinh vật ở địa phương em hoặc ở một thành phố/ địa phương lân cận mà em biết.


Phương pháp giải:

Công nghệ vi sinh vật là ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn là dựa trên khả năng phân giải, tổng hợp các chất, khả năng sinh trưởng nhanh, khả năng sống trong các điều kiện cực khắc nghiệt của một số vi sinh vật.

Vi sinh vật được ứng dụng chủ yếu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nông nghiệp, công nghiệp, bảo vệ môi trường và trong bảo quản, chế biến thực phẩm.

Một số thành tựu của ngành công nghệ vi sinh vật:

- Vi sinh vật được sử dụng như các "nhà máy" sản xuất protein, kháng sinh, nhiên liệu sinh học,…

- Vi sinh vật sống trong các điều kiện cực đoan là nguồn cung cấp các chất có hoạt tính sinh học đặc biệt, phục vụ cho các ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và nghiên cứu công nghệ sinh học trong điều kiện cực đoan.


Lời giải chi tiết:

Kể theo thực tế của địa phương dựa vào các gợi ý ở cột bên trái của hình 20.7 (SGK Sinh học 10 trang 128).


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close