Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Tính chất vật lí chung của polymer là

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

32.1

Tính chất vật lí chung của polymer là

A. chất lỏng, không màu, không tan trong nước.

B. chất lỏng, không màu, tan tốt trong nước.

C. chất rắn, không bay hơi, dễ tan trong nước.

D. chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí của polymer.

Lời giải chi tiết:

Polymer là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.

Đáp án D

32.2

Polyethylene là sản phẩm của phản ứng trùng hợp của chất nào dưới đây?

A. CH2 – CH – Cl                                                   B. CH2 = CH2

C. CH2 = CH – C6H5                                               D. CH2 = CH – CH3.

Phương pháp giải:

Dựa vào phản ứng điều chế polyethylene.

Lời giải chi tiết:

Polyethylene là sản phẩm của phản ứng trùng hợp của monomer: CH2 = CH2.

Đáp án B

32.3

Chất có thể trùng hợp tạo ra polymer là

A. C2H5OH                                                              B. CH3COOH

C. CH3CH3                                                              D. CH2 = CHCH3.

Phương pháp giải:

Các chất có liên kết đôi ở mạch carbon có thể tham gia phản ứng trùng hợp polymer.

Lời giải chi tiết:

CH2 = CHCH3 có thể tham gia phản ứng trùng hợp.

Đáp án D

32.4

Polymer nào sau đây thuộc loại polymer tổng hợp?

A. Tinh bột                                                              B. Tơ tằm

C. Polyethylene                                                       D. Cao su thiên nhiên.

Phương pháp giải:

Dựa vào phân loại polymer.

Lời giải chi tiết:

Polyethylene thuộc loại polymer tổng hợp.

Đáp án C

32.5

Tính chất đặc trưng của cao su là

A. tính đàn hồi                                                        B. tính dẻo.

C. dễ kéo thành sợi mảnh                                       D. dễ tan trong nước.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của cao su.

Lời giải chi tiết:

Cao su có tính đàn hồi.

Đáp án A

32.6

Tơ là vật liệu polymer

A. có cấu tạo mạch phân nhánh.

B. có cấu tạo mạch phân nhánh, dạng hạt.

C. có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi.

D. có cấu tạo mạch phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm của tơ.

Lời giải chi tiết:

Tờ là vật liệu polymer có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi.

Đáp án C

32.7

Tính chất đặc trưng của chất dẻo là

A. có tính đàn hồi.

B. dễ bi biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

C. dễ bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và trở về trạng thái ban đầu khi thôi tác dụng.

D. không bị biến dạng bởi nhiệt và áp lực bên ngoài.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của chất dẻo.

Lời giải chi tiết:

Chất dỏe dễn bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

Đáp án B

32.8

Tơ nào sau đây không thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ tằm                                                                B. Bông vải.

C. Len lông cừu                                                      D. Tơ nylon.

Phương pháp giải:

Dựa vào phân loại tơ.

Lời giải chi tiết:

Tơ nylon không thuộc loại tơ thiên nhiên vì do con người tổng hợp.

Đáp án D

32.9

Polystyrene là một chất dẻo được sử dụng làm hộp xốp cách nhiệt, hộp đựng thức ăn sử dụng một lần,…Polystyrene có công thức cấu tạo dưới đây:

Thực hiện phản ứng trùng hợp monomer nào sau đây thu được polystyrene?

A. CH2 = CH2                                                          B. CH2=CH – CH3

C. CH2=CH – C6H5                                                 D. CH2 = CHCl

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp điều chế polymer.

Lời giải chi tiết:

Monomer: CH2 = CH – C6H5.

32.10

Trong các phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Monomer là các phân tử nhỏ có khả năng kết hợp với nhau tạo nên polymer.

b) Polymer là những chất có khối lượng phân tử nhỏ.

c) Hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi và không tan trong nước.

d) Polymer là những chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của polymer.

Lời giải chi tiết:

a) đúng

b) sai, polymer là những chất có khối lượng phân tử lớn.

c) đúng

d) đúng

32.11

Từ 500kg ethylene có thể điều chế được bao nhiêu kilogam polyethylene, biết hiệu suất phản ứng trùng hợp là 90%.

Phương pháp giải:

Dựa vào phản ứng điều chế ethylene.

Lời giải chi tiết:

PTHH: nCH2 = CH2 \( \to \)\( - ( - C{H_2} - C{H_2} - ){ - _n}\)

n ethylene = \(\frac{{500}}{{28n}}k.mol\)\( \to \)n polyethylene = \(\frac{{500}}{{28n}}.90\%  = \frac{{16,1}}{n}k.mol\)

m polyethylene = \(\frac{{16,1}}{n}.28n = 450,8kg\)

32.12

Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Chai nhựa làm từ chất dẻo PE dễ bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

b) Polymer dùng làm tơ thường có cấu tạo mạch phân nhánh.

c) Vật dụng làm từ cao su dễ bị biến dạng khi bị tác dụng của lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực đó thôi tác dụng.

d) Vật liệu composite thường gồm hai thành phần là vật liệu cốt và vật liệu nền.

Phương pháp giải:

Dựa vào một số vật liệu polymer thông dụng.

Lời giải chi tiết:

a) đúng

b) sai, polymer dùng làm tơ thường có cấu tạo mạch không nhánh.

c) đúng

d) đúng

32.13

Các vật dụng sau đây được làm từ loại vật liệu polymer nào (chất dẻo, cao su, tơ, vật liệu composite)?

a) Găng tay y tế.                                                      b) Hộp nhựa làm tử PP.

c) Sợi bông vải                                                        d) Gỗ nhựa làm từ bột gỗ và nhựa PE.

Phương pháp giải:

Dựa vào một số vật liệu polymer.

Lời giải chi tiết:

a) cao su

b) chất dẻo

c) tơ

d) vật liệu composite

32.14

Poly(vinyl chloride) (PVC) được dùng làm ống dẫn nước thải, vỏ bọc dây điện, lớp phủ giả da,…còn poly(tetrafluoroethylene) (PTFE hay còn gọi là Teflon) được dùng làm lớp chống dín trong xoong nồi, khuôn làm bánh, bàn là,…Viết PTHH của phản ứng điều chế PVC từ vinyl chloride (CH2=CHCl) và Teflon từ tetrafluoroethylene (CF2=CF2).

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp điều chế polymer.

Lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close