Bài 3. Nguyên tố hóa học trang 8, 9, 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạoĐiền từ phù hợp vào chỗ trống: “Số … là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học”. Hiện nay, số nguyên tố hóa học trong tự nhiên là Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
3.1 Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Số … là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học”. A. electron. B. proton. C. neutron. D. neutron và electron. Phương pháp giải: Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Mỗi một nguyên tố hóa học có một tên gọi và kí hiệu riêng. Lời giải chi tiết: Vì các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học nên số proton là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học. ⇨ Chọn B. 3.2 Hiện nay, số nguyên tố hóa học trong tự nhiên là A. 110. B. 102 C. 98. D. 82. Phương pháp giải: Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Mỗi một nguyên tố hóa học có một tên gọi và kí hiệu riêng. Hiện nay có 118 nguyên tố hóa học, trong đó có 98 nguyên tố được tìm thấy trong tự nhiên, các nguyên tố còn lại được con người tạo ra từ phản ứng hạt nhân. Lời giải chi tiết: Trong tự nhiên, có 98 nguyên tố hóa học. ⇨ Chọn C. 3.3 Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là A. Ca. B. Zn. C. Al. D. C. Phương pháp giải: Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, với chữ cái đầu viết hoa, chữ cái sau viết thường. Lời giải chi tiết: Dựa vào bảng 3.1/ trang 20/ SGK, ta thấy kí hiệu hóa học của calcium là Ca. ⇨ Chọn A. 3.4 Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có … A. cùng số neutron trong hạt nhân. B. cùng số proton trong hạt nhân. C. cùng số electron trong hạt nhân. D. cùng số proton và số neutron trong hạt nhân. Phương pháp giải: Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Lời giải chi tiết: Các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hóa học. ⇨ Chọn B. 3.5 Hoàn thành bảng sau: Phương pháp giải: Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, với chữ cái đầu viết hoa, chữ cái sau viết thường. Lời giải chi tiết: 3.6 Khi thổi một quả bóng bay bằng hơi thở của chúng ta thì bóng bay chỉ bay là là trên nền nhà, nhưng nếu bơm vào bóng một chất khí X thì bóng bay sẽ bay lên cao nếu ta không giữ chặt. Em hãy tìm hiểu thông tin chất khí nói trên và những ứng dụng khác của khí này trong đời sống. Lời giải chi tiết: Chúng ta thổi khí carbon dioxide vào bóng bay, carbon dioxide nặng hơn không khí nên bóng chỉ bay là là trên nền nhà. Khí X bơm vào bóng bay, làm bóng bay lên cao, chứng tỏ khí X nhẹ hơn không khí. Khí X là khí helium (He). Helium có các ứng dụng như: + Chất làm mát siêu dẫn cho các thiết bị. + Khí được bơm vài khinh khí cầu. + Khí tẩy trong công nghiệp hàng không vũ trụ. + Khí phát hiện rò rỉ trong tên lửa, bình nhiên liệu,… 3.7 Trong đời sống, chúng ta biết rằng kim cương với vẻ ngoài sáng bóng, lấp lánh và có độ cứng lớn nhất trong tự nhiên, còn than chì (graphite) có màu đen, bóng và mềm. Chúng có tính chất trái ngược nhau nhưng lại thuộc cùng nguyên tố X.
Em hãy tra cứu từ sách vở, tạp chí hay internet để: a) Tìm hiểu nguyên tố này là gì, tên gọi và kí hiệu hóa học được viết như thế nào; b) Giới thiệu vài ứng dụng trong đời sống của cả hai vật thể nêu trên. Phương pháp giải: Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Mỗi một nguyên tố hóa học có một tên gọi và kí hiệu riêng. Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, với chữ cái đầu viết hoa, chữ cái sau viết thường. Lời giải chi tiết: a) Kim cương và than chì đều được tạo thành bởi nguyên tố carbon. Kí hiệu hóa học: C. b) Ứng dụng của kim cương: + Trang sức. + Dao cắt kim loại. + Chế tạo mũi khoan,… Ứng dụng của than chì: + Làm điện cực. + Làm ruột, ngòi bút chì đen. + Nhiên liệu đốt cung cấp nhiệt lượng,… 3.8 Biết rằng 4 nguyên tử magnesium nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X. Phương pháp giải: - Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Mỗi một nguyên tố hóa học có một tên gọi và kí hiệu riêng. - Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, với chữ cái đầu viết hoa, chữ cái sau viết thường - Đơn vị khối lượng nguyên tử: atomic mass unit (Viết tắt: amu). Lời giải chi tiết: Dựa vào khối lượng nguyên tử để tìm nguyên tố X. Ta có: 4 nguyên tử magnesium nặng bằng 3 nguyên tử X. \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {\rm{4}}{{\rm{m}}_{{\rm{Mg}}}}{\rm{ = 3}}{{\rm{m}}_{\rm{X}}}\\ \Leftrightarrow {{\rm{m}}_{\rm{X}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{4}}{{\rm{m}}_{{\rm{Mg}}}}}}{{\rm{3}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{4}}{\rm{.24}}}}{{\rm{3}}}{\rm{ = 32 (amu)}}\end{array}\) Dò bảng 3.1 ta có, lưu huỳnh (sulfur) là nguyên tố có khối lượng nguyên tử bằng 32 amu. ⇨ X là nguyên tử của nguyên tố sulfur, kí hiệu S. 3.9 Cho biết sơ đồ nguyên tử của bốn nguyên tố như sau:
Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của mỗi nguyên tố. Phương pháp giải: - Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ electron + Hạt nhân gồm các hạt proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện). + Vỏ electron gồm các hạt electron (mang điện tích âm). - Nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron. - Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Mỗi một nguyên tố hóa học có một tên gọi và kí hiệu riêng. - Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, với chữ cái đầu viết hoa, chữ cái sau viết thường. Lời giải chi tiết: Hướng dẫn: Sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 24 - SGK. Với:
Số hiệu nguyên tử bằng số proton. a) Nguyên tử có số đơn vị điện tích hạt nhân là +4 ⇨ Số proton của nguyên tử là 4. ⇨ Đây là nguyên tử của nguyên tố beryllium. Kí hiệu: Be. b) Nguyên tử có số đơn vị điện tích hạt nhân là +5 ⇨ Số proton của nguyên tử là 5. ⇨ Đây là nguyên tử của nguyên tố boron. Kí hiệu: B. c) Nguyên tử có số đơn vị điện tích hạt nhân là +12 ⇨ Số proton của nguyên tử là 12. ⇨ Đây là nguyên tử của nguyên tố magnesium. Kí hiệu: Mg. d) Nguyên tử có số đơn vị điện tích hạt nhân là +15 ⇨ Số proton của nguyên tử là 15. ⇨ Đây là nguyên tử của nguyên tố phosphorus. Kí hiệu: P. 3.10 Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình dưới đây:
a) Nêu sự giống nhau và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử. b) Giải thích vì sao nói được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. Phương pháp giải: - Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ electron + Hạt nhân gồm các hạt proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện). + Vỏ electron gồm các hạt electron (mang điện tích âm). - Nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron. - Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Mỗi một nguyên tố hóa học có một tên gọi và kí hiệu riêng. - Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, với chữ cái đầu viết hoa, chữ cái sau viết thường. Lời giải chi tiết: Hướng dẫn: Sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 24 - SGK. Với:
Số hiệu nguyên tử bằng số proton. a) So sánh sự giống và khác nhau của hai nguyên tử - Giống: hai nguyên tử trên đều có 2 proton và 2 electron. - Khác: số hạt neutron của hai nguyên tử, 1 nguyên tử có 2 neutron, 1 nguyên tử có 1 neutron. b) Hai nguyên tử trên đều có cùng số proton nên chúng thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Tên nguyên tố: Helium. Kí hiệu: He. 3.11 Các em hãy tìm hiểu về sự kì diệu của các nguyên tố hóa học bằng video clip hoặc đọc sách “Sự kì diệu của các nguyên tố hóa học” của tác giả Robert Winston. Từ đó, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ về đề tài “Mô tả vai trò của các nguyên tố hóa học trong cuộc sống con người”. Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Nguyên tố là sự khởi đầu và kết thúc của vạn vật. Các nguyên tố hóa học đã là một phần của cuộc sống nhân loại từ khi có sự sống. Các nguyên tố có mặt ở khắp mọi nơi và tạo ra vạn vật. Nếu ta phân tách bất cứ thứ gì cho đến tận đơn vị cấu thành cơ bản của nó thì ta tìm thấy nguyên tử của các nguyên tố. Tất cả có tới hơn 100 nguyên tố nhưng phần lớn mọi thứ đều được hình thành từ một vài nguyên tố mà thôi. Ví dụ như mực máy in có thành phần chủ yếu là nguyên tố là carbon. Giấy cũng do nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen hợp thành. Có khoảng 25 nguyên tố tạo nên cơ thể người như oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen,... Trên mặt trời và các vì sao trong vũ trụ xa xăm kia được tạo thành từ các nguyên tố như heliumm hydrogen,... Việc nghiên cứu các nguyên tố hóa học đã làm sáng tỏ nhiều bí ẩn trong vũ trụ và đem đến những câu chuyện thú vị. Từ những bí ẩn của các nhà giả kim thuật trong quá trình tìm kiếm vàng đến những phát minh thiết thực phục vụ cho cuộc sống của con người. 3.12 Muối ăn được dùng hằng ngày và có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Em hãy tìm hiểu thành phần hóa học của muối ăn (gồm các nguyên tố hóa học nào) và nêu cách sử dụng muối ăn như thế nào cho khoa học và tốt cho sức khỏe. Phương pháp giải: - Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ electron + Hạt nhân gồm các hạt proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện). + Vỏ electron gồm các hạt electron (mang điện tích âm). - Nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron. - Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Mỗi một nguyên tố hóa học có một tên gọi và kí hiệu riêng. Lời giải chi tiết: - Thành phần hóa học chính của muối ăn là sodium (Na) và chlorine (Cl). - Cách sử dụng muối ăn tốt cho sức khỏe: + WHO khuyến cáo, mỗi người chỉ nên dùng 5 gam muối/người/ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối. + Với người bị tiểu đường, huyết áp: mỗi ngày chỉ nên dùng 2,3 gam muối/người (một muỗng cà phê muối). + Hạn chế muối với người bị tăng huyết áp, người bị suy tim hoặc người già.
Quảng cáo
|