Phần I. Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học - Cánh diềuNhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa việc em đọc tác phẩm trên trang giấy với các hình thức xem và nghe trực tiếp qua các video clip hoặc hình thức học sinh biểu diễn hoạt cảnh đã mô tả ở cột phải trang 30. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
1.Sân khấu hóa tác phẩm văn học là gì? Câu 1 Nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa việc em đọc tác phẩm trên trang giấy với các hình thức xem và nghe trực tiếp qua các video clip hoặc hình thức học sinh biểu diễn hoạt cảnh đã mô tả ở cột phải trang 30. Phương pháp giải: - Chọn một tác phẩm rồi thực hành đọc trên giấy và xem( nghe) - Rút ra điểm giống và khác nhau Lời giải chi tiết: * Giống nhau: Về nội dung của tác phẩm văn học . *Khác nhau: - Đọc trên giấy: + Tiếp nhận trực tiếp tác phẩm văn học gốc (bằng hình thức ngôn từ). + Sử dụng một hoạt động đọc. - Xem và nghe trực tiếp qua các video clip: + Tiếp nhận tác phẩm văn học đã được chuyển thể theo một hình thức khác (phim, video ,…) + Sử dụng đa dạng các hoạt động xem, nghe. - Học sinh biểu diễn: + Tiếp nhận tác phẩm văn học đã được chuyển thể theo một hình thức khác (hoạt cảnh sân khấu có kèm các đạo cụ) + Sử dụng đa dạng các hoạt động xem, nghe. 1.Sân khấu hóa tác phẩm văn học là gì? Câu 2 So sánh để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa hai văn bản được trình bày trong hai cột ở trang 31, 32. Từ đó, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa văn bản tác phẩm văn học với kịch bản đã chuyển thể từ tác phẩm văn học ấy. Phương pháp giải: - Đọc lại hai văn bản được trình bày trong hai cột ở trang 31, 32 - Chỉ ra điểm giống và khác nhau từ đó rút ra sự giống nhau và khác nhau giữa văn bản tác phẩm văn học với kịch bản đã chuyển thể từ tác phẩm văn học ấy. Lời giải chi tiết: Sự giống nhau và khác nhau giữa hai văn bản được trình bày trong hai cột ở trang 31, 32: *Giống nhau:Nội dung đoạn lão Hạc bán chó rồi kể chuyện với ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao). *Khác nhau: -Văn bản cột trái: +Ngôn ngữ văn học. +Trích từ văn bản gốc và không có sự thay đổi. -Văn bản cột phải: +Ngôn ngữ kịch. +Có các lượt lời, chỉ dẫn về hành động nhân vật.Ví dụ đoạn bắt chó (bổ sung lời nói, hành động của thằng Mục). +Thay đổi về thứ tự một số sự việc. Sự giống nhau và khác nhau giữa văn bản tác phẩm văn học với kịch bản đã chuyển thể từ tác phẩm văn học ấy: *Giống nhau: Nội dung tác phẩm văn học. *Khác nhau: -Tác phẩm văn học +Ngôn ngữ văn học. +Văn bản gốc và không có sự thay đổi. +Độ dài tính bằng trang giấy -Kịch bản chuyển thể +Ngôn ngữ điện ảnh. +Vừa phải tôn trọng tác phẩm văn học, vừa phải có sự sáng tạo, đổi mới nhằm thu hút người xem. +Độ dài khi chiếu chỉ khoảng 2 tiếng. 1.Sân khấu hóa tác phẩm văn học là gì? Câu 3 Nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa việc em chỉ đọc đoạn trích truyện Lão Hạc trên trang giấy (cả hai cột) với hình thức xem trực tiếp qua video clip trích đoạn phim về lão Hạc. Phương pháp giải: - Đọc lại đoạn trích truyện Lão Hạc trên trang giấy (cả hai cột) trang 31,32 - Xem video clip trích đoạn phim về lão Hạc. - Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức. Lời giải chi tiết: -Giống nhau: Nội dung đoạn lão Hạc bán chó rồi kể chuyện với ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao). -Khác nhau: +Đọc đoạn trích truyện: Phương tiện biểu đạt là ngôn từ. +Xem trực tiếp: Phương tiện biểu đạt: ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, khả năng diễn xuất của nghệ sĩ… 1.Sân khấu hóa tác phẩm văn học là gì? Câu 4 Từ các bài tập nêu trên, em hãy rút ra một số nhận xét chung về ưu điểm và hạn chế của các hình thức sân khấu hoá tác phẩm văn học. Phương pháp giải: - Đọc lại các bài tập trên - Rút ra nhận xét chung về ưu điểm và hạn chế của các hình thức sân khấu hoá tác phẩm văn học. Lời giải chi tiết: - Ưu điểm: + Các bạn đọc/khán giả, họ có cơ hội được so sánh những điểm chung và nét riêng của tác phẩm khi được chuyển đổi ngôn ngữ biểu đạt, với sự cảm nhận riêng của mỗi người. + Góp phần làm sống lại những tác phẩm văn học kinh điển dưới một hình thức mới. + Làm phong phú thêm nền điện ảnh. + Tạo cơ hội để đạo diễn khám phá, khai thác, sáng tạo. + Tiếng tăm, sức thu hút trước đó của tác phẩm văn học mà đoàn làm phim lựa chọn cũng sẽ là điểm “cộng” trong việc quảng bá, thu hút sự quan tâm của công chúng. - Hạn chế: + Dễ vấp phải những tranh cãi trái chiều cùng sự so sánh với nguyên tác văn học. + Khiến người thực hiện thấy áp lực. + Không phải chi tiết nào cũng có thể dễ dàng đưa lên màn ảnh, thậm chí có khi là bất khả thi. + Nhiều tác phẩm văn học bị “cải biên”. 2. Mục tiêu , yêu cầu và hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học trong nhà trường Câu 1 Nêu mục tiêu, yêu cầu và một số hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học. Theo em, yêu cầu nào quan trọng nhất? Vì sao? Phương pháp giải: - Đọc lại ý 2 phần I trang 33 - Chú ý đến phần mục tiêu, yêu cầu và hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học Lời giải chi tiết: - Mục tiêu: + HS hiểu, tiếp nhận tác phẩm văn học bằng một hình thức khác nhằm đa dạng hóa cách tiếp cận, cách khám phá tác phẩm văn học. + HS chủ động chiếm lĩnh tác phẩm, tạo ra một hình thức giao tiếp khác giữa người đọc và tác phẩm văn học. + Bồi dưỡng thêm tình yêu và sự ham thích tìm hiểu tác phẩm văn học, cải thiện kết quả học tập,… đồng thời góp phần phát triển năng lực sáng tạo, hợp tác, làm việc nhóm, năng lực ngôn ngữ,… - Yêu cầu: + Trung thành với nội dung và tư tưởng của tác phẩm văn học (quan trọng nhất, vì kịch bản sân khấu không được cải biên tác phẩm thành một sản phẩm khác, xa lạ, không đúng với nội dung chính và tư tưởng của tác phẩm gốc.). + Đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của ngôn ngữ sân khấu, tính thẩm mĩ, tính giáo dục và phù hợp với tâm lý lứa tuổi. + Phát huy tính sáng tạo trong việc chuyển thể từ ngôn ngữ văn bản viết sang ngôn ngữ sân khấu; từ kịch bản văn học đến đạo diễn, thể hiện kịch bản trên sân khấu thông qua hoạt động biểu diễn của diễn viên. + Ưu tiên, tập trung vào những tác phẩm văn học có trong Chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn của các lớp học, cấp học. + Trong trường hợp đã có sẵn kịch bản văn học thì việc sân khấu hoá tập trung vào yêu cầu lựa chọn cảnh, màn diễn và luyện tập thực hành để biểu diễn trên sân khấu. - Một số hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học: + Tiểu phẩm sân khấu + Hoạt cảnh trên lớp 3. Những khía cạnh cần khai thác từ tác phẩm văn học trong việc sân khấu hoá tác phẩm văn học Câu 1 Những đặc điểm nào của tác phẩm văn học cho phép tiến hành hoạt động sân khấu hóa thuận lợi? Dựa vào mục 3 nêu trên, hãy dẫn ra và phân tích một đặc điểm mà em thấy rõ nhất. Phương pháp giải: - Đọc lại những đặc điểm riêng của tác phẩm văn học cho phép tiến hành hoạt động sân khấu hóa thuận lợi ở ý 3 phần I trang 35 - Đọc lại mục 3 , nêu dẫn chứng và phân tích Lời giải chi tiết: -Đặc điểm của tác phẩm văn học cho phép tiến hành hoạt động sân khấu hóa thuận lợi: + Tác phẩm văn học là một bức tranh sinh động về cuộc sống, con người. Trong các tác phẩm tự sự có câu chuyện, sự kiện và những mâu thuẫn, xung đột,... rất giàu kịch tính. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc sân khấu hóa các tác phẩm này. + Câu chuyện trong tác phẩm văn học thường xảy ra trong một bối cảnh, không gian và thời gian cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ dẫn bối cảnh trên sân khấu. + Nhân vật trong tác phẩm văn học, nhất là với các tác phẩm tự sự và kịch, được xây dựng sống động với ngoại hình, nội tâm, những suy nghĩ, tình cảm, ngôn ngữ (lời thoại) và hành động,... Cùng với cốt truyện, nhân vật là một trong hai yếu tố chính để xây dựng kịch bản văn học. + Bên cạnh lời của các nhân vật (đối thoại, độc thoại), trong tác phẩm văn học còn có lời người kể chuyện. Tức là thông qua các ngôi kể giúp người đọc hình dung ra được bối cảnh, tiến trình câu chuyện. + Ngôn ngữ thơ rất gợi cảm, hàm súc, giàu tính nhạc và hình ảnh độc đáo,... Đây cũng chính là các chất liệu để có thể biểu diễn thơ trên sân khấu với các hình thức đọc thơ, ngâm thơ trên nền nhạc; ngâm thơ, đọc thơ kết hợp với hình ảnh minh họa tạo nên sự cộng hưởng giữa ngôn từ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. - Đặc điểm em thấy rõ nhất: Bên cạnh lời của các nhân vật (đối thoại, độc thoại), trong tác phẩm văn học còn có lời người kể chuyện. Tức là thông qua các ngôi kể giúp người đọc hình dung ra được bối cảnh, tiến trình câu chuyện. - Phân tích: Ví dụ, đây là lời người kể chuyện trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh: “Từ ngày ra bến sông Châu, dì Mây buồn lắm, cứ tha thẩn đi ra đi vào, lúc tư lự ngồi ngắm trời nhìn nước, lúc lụi cụi nấu cơm. Vắng Mai, chỉ còn ông và dì, hai bố con chòi chọi, ăn được bữa cơm đến khốn khổ. Ông thương dì, cố nhai, cố nuốt, mắt ngân ngấn nước. Dì cũng não lòng, có hôm bỏ bữa. Ban ngày đi lại còn khuây khỏa. Ban đêm nghe tiếng trẻ sơ sinh khóc bên trạm xá xã vọng sang, dì Mây lại giật mình thon thót.” (Người ở bến sông Châu). Lời của người kể chuyện trong tác phẩm văn học thường giúp cho biên kịch, đạo diễn hình dung và đưa ra các chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, đạo cụ, lời thoại và hành động của nhân vật,… trên sân khấu. 3. Những khía cạnh cần khai thác từ tác phẩm văn học trong việc sân khấu hoá tác phẩm văn học Câu 2 Tại sao cần ưu tiên sân khấu hóa các tác phẩm văn học có trong chương trình lớp/ cấp học của em? Phương pháp giải: Chỉ ra điểm cần ưu tiên sân khấu hóa các tác phẩm văn học có trong chương trình học của em Lời giải chi tiết: Cần ưu tiên sân khấu hóa các tác phẩm văn học có trong chương trình lớp/ cấp học của em nhằm hỗ trợ, bổ sung cho các tiết đọc hiểu văn bản tác phẩm trong phần chính khóa. 4. Ngôn ngữ và hình thức của kịch bản sân khấu Câu 1 Nêu một số đặc điểm về hình thức và ngôn ngữ của kịch bản văn học. Phương pháp giải: - Đọc lại kiến thức mục 4 trang 38 ,42 - Chú ý những đặc điểm về hình thức và ngôn ngữ của kịch bản văn học. Lời giải chi tiết: Đặc điểm về hình thức và ngôn ngữ của kịch bản văn học: - Ngôn ngữ trong kịch bản văn học chủ yếu là lời thoại (đối thoại, độc thoại) và các chỉ dẫn về bối cảnh;... - Hình thức của kịch bản sân khấu: + Tên hồi, cảnh, lớp của mỗi vở diễn. + Nhân vật (thường được viết chữ in hoa). + Lời thoại (nói, hát,...) kèm theo mỗi nhân vật. + Chỉ dẫn bối cảnh và hoạt động của nhân vật. + Tiếng đế của khán giả. 4. Ngôn ngữ và hình thức của kịch bản sân khấu Câu 2 Hình thức và ngôn ngữ của kịch bản văn học có gì khác với hình thức và ngôn ngữ của văn bản truyện, thơ, kí? Phương pháp giải: - Đọc lại hình thức và ngôn ngữ của kịch bản văn học và hình thức và ngôn ngữ của văn bản truyện, thơ, kí - So sánh giữa hai hình thức. Lời giải chi tiết: Ngôn ngữ của kịch bản văn học chủ yếu thể hiện qua lời thoại và hành động của các nhân vật; qua lời thoại và chỉ dẫn hành động mà thể hiện suy nghĩ, thế giới nội tâm của nhân vật; không có ngôn ngữ kể và tả như trong các văn bản văn học (truyện, thơ, kí,...). Những chỉ dẫn về bối cảnh nhằm giúp các nhân vật hoạt động đúng kịch bản và để bài trí sân khấu, tạo không gian cho các nhân vật xuất hiện. 4. Ngôn ngữ và hình thức của kịch bản sân khấu Câu 3 Sưu tầm và giới thiệu một đoạn trích kịch bản văn học chuyển thể từ tác phẩm văn học có trong Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn. Phương pháp giải: - Tìm một đoạn kịch bản văn học chuyển thể từ tác phẩm văn học có trong Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn. Lời giải chi tiết: NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Chuyển thể từ truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ) (Trích) MÀN I BIỂN NAM HẢI Vũ Nương, Phan Lang Ở Nam Hải, tại yến tiệc của Linh Phi. (Âm nhạc vui tươi, ánh sáng xanh huyền ảo). Vũ Nương (ngồi nhìn các cung nữ múa hát, ánh mắt xa xăm) (Cung nữ múa hát, quần áo thướt tha xoay theo điệu nhạc. Yến tiệc kết thúc). Vũ Nương (tiến về phía Phan Lang): - Tôi với ông là người cùng làng, không gặp chẳng bao lâu mà đã quên mặt nhau rồi ư? Phan Lang (ngạc nhiên): - Nương tử có phải người Nam Xương, một năm trước đã gieo mình xuống Hoàng Giang tự tử không? Vũ Nương: - Chính là tôi! Phan Lang: - Chẳng hay nương tử có nỗi lòng phiền muộn chi, sao lại chọn con đường tự tận? Chốn Nam Hải xa xôi cách trở, âu cũng đã tròn một năm, nàng há lại không tưởng nhớ đến quê hương ư? Vũ Nương (buồn rầu, ánh mắt đau khổ nhưng quả quyết): - Tôi nhất quyết rồi, nỗi oan này chẳng bao giờ được rửa sạch, tôi không thể trở về. Tôi thà gửi hình ẩn bóng ở chốn làng mây cung nước này, chứ chẳng còn mặt mũi mà trở lại quê hương. Không! Tôi sẽ không quay về nơi ấy nữa…! Phan Lang (gạn hỏi): - Nương tử hãy kể cho tôi nghe nỗi oan của nàng được không? Vũ Nương (cúi mặt, rồi lại ngước nhìn lên, hướng mắt về phía xa xăm, hồi tưởng lại quá khứ): - Tôi vốn không muốn nhớ về chuyện cũ đau lòng ấy, nhưng vì ông là chốn thân tình, tôi sẽ kể.... (im lặng trầm tư) … Nhiều năm về trước… (Sân khấu phun ra làn khói trắng huyền ảo, âm nhạc da diết, ánh sáng yếu dần rồi tắt).
Quảng cáo
|